Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”: Ai bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư?

Nhóm PV

Thứ tư, 10/04/2024 - 06:00

(Thanh tra) - Từ một dự án mà tỉnh Gia Lai kêu gọi đầu tư, thế nhưng, sự tắc trách, không tháo gỡ cho nhà đầu tư khiến dự án không thể triển khai dù đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng. Điều này khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề cũng như bức xúc trước hành xử của chính quyền địa phương.

Dù được khẳng định dự án tuân thủ đúng các quy định pháp luật, nhưng dự án BV Bình An Gia Lai hơn 245 tỷ đồng vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Ảnh: PV

Đúng quy định, dự án vẫn chưa thể hoạt động

Báo Thanh tra đã phản ánh về những bất cập, vướng mắc của ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện (BV) Bình An Gia Lai tại dự án BV Bình An Gia Lai, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Việc xử lý kéo dài đã khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề cả về vật chất cũng như uy tín của nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, để có cơ sở triển khai dự án, cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Gia Lai lấy ý kiến thẩm định của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan.

Sau khi được sự thống nhất và thẩm định, Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai đầu tư vào dự án BV Bình An Gia Lai theo chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 9/2/2021 của UBND tỉnh Gia Lai. “Dù các sở, ngành khẳng định dự án triển khai theo đúng trình tự pháp luật quy định, nhưng không hiểu lý do gì, dự án vẫn không thể triển khai”, ông Bình cho biết.

Qua những văn bản, báo cáo của Sở KH&ĐT gửi UBND tỉnh Gia Lai đã nhiều lần khẳng định tính hợp pháp của dự án.

Báo cáo số 560/SKHĐT-DN ngày 1/3/2022 của Sở KH&ĐT gửi UBND tỉnh Gia Lai về việc rà soát các nội dung liên quan đến hồ sơ, quy trình thực hiện dự án BV Đa khoa Sài Gòn Tây Nguyên (tiền thân của dự án BV Bình An Gia Lai).

Khẳng định của các sở, ngành là nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định, nhưng việc xử lý của UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành vẫn bất nhất khiến dự án có nguy cơ phá sản. Ảnh: PV

Sau khi rà soát các thủ tục, tính pháp lý và ý kiến của các sở, ngành liên quan, Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai khẳng định: Toàn bộ hồ sơ, quy trình triển khai thực hiện dự án tuân thủ đúng quy định Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.

“Thống nhất đề xuất UBND tỉnh xem xét cho Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai thuê đất để triển khai thực hiện dự án”, văn bản này nêu rõ.

Hơn 18 tháng sau, ngày 14/9/2023, tại cuộc họp với các sở, ngành và nhà đầu tư nhằm giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án BV Bình An Gia Lai, Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai một lần nữa khẳng định dự án được triển khai đúng theo luật quy định.

Đặc biệt, với “nút thắt” là việc sắp xếp, xử lý tài sản công tại thửa đất có diện tích 5.220m2, lần nữa, Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai khẳng định: “Thửa đất này thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Gia Lai, không phải là đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Nhà nước quản lý, sử dụng, do đó, thửa đất 5.220m2 không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý tài sản công…”.

Kết luận tại cuộc họp cũng nêu rõ: Thống nhất nội dung đề xuất của nhà đầu tư về việc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cho thuê đất gắn liền với tài sản của Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai theo quy định pháp luật, sau khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án BV Bình An Gia Lai.

Tỉnh Gia Lai vì sao né tránh?

Trái ngược với những gì Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai hướng dẫn, “tháo gỡ" cho nhà đầu tư, thì báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Gia Lai lại khác hoàn toàn.

Theo nguồn tin của PV, ngày 13/6/2023, ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và bà Nguyễn Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cùng các sở, ngành đối thoại với Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai về các nội dung vướng mắc liên quan đến việc triển khai dự án. Theo đó, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Gia Lai đề xuất: Thống nhất không triển khai dự án BV Đa khoa Sài Gòn Tây Nguyên.

Bức xúc trước vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình cho biết: Tại cuộc họp này, các sở, ngành và chính lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đều ý kiến vòng vo về câu chuyện đất đai cũng như các vướng mắc cần giải quyết.

Trong lúc UBND tỉnh họp xử lý vướng mắc của nhà đầu tư kéo dài suốt 3 năm qua, thì những máy móc trị giá hàng tỷ đồng của nhà đầu tư cũng "đắp chiếu" suốt thời gian này. Ảnh: PV

“Khi tôi đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai có biên bản cuộc họp, ông Trương Hải Long bảo có biên bản hay không không quan trọng. Đồng thời, tại cuộc họp này, ông Long có hứa sẽ họp lại và sẽ trả lời cho chúng tôi trong vòng 1 tháng. Thế nhưng, đến giờ này, 10 tháng trôi qua, chúng tôi chưa nhận được 1 văn bản chính thức nào của UBND tỉnh Gia Lai trả lời cho chúng tôi được làm tiếp hay không, chúng tôi sai chỗ nào mà dự án không thể triển khai”, ông Bình bức xúc.

Đồng thời, theo ông Bình, là nhà đầu tư ngoại tỉnh, nhưng ngày 12/6/2023, UBND tỉnh mới ký ban hành văn bản, trong khi đó lại yêu cầu nhà đầu tư ngày hôm sau phải có mặt tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai để dự họp. Đây là điều bất cập và như “ép” nhà đầu tư.

“Mặc dù, chúng tôi đã nhiều lần làm việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành trong vòng 3 năm qua nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm giải quyết. Không hiểu trách nhiệm quản lý, điều hành, chỉ đạo của tỉnh Gia Lai như thế nào”, ông Bình nói.

Hàng loạt văn bản lấy ý kiến, trả lời cũng không thể giải quyết được vướng mắc cho nhà đầu tư. Ảnh: PV

Điều lạ lùng hơn cả là PV Báo Thanh tra nhiều lần liên hệ qua các sở, ngành và thậm chí cả Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhưng toàn bộ đều né tránh trả lời hoặc không hồi âm liên quan đến vụ việc nói trên. Thậm chí, thông tin, hồ sơ liên quan đến dự án BV Bình An Gia Lai, không hiểu vì lý do gì, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Gia Lai lại cho biết đã đưa vào diện “hồ sơ mật” nên không thể cung cấp thông tin.

Trong đợt cao điểm dịch Covid-19 năm 2020, 2021, nhà đầu tư đã từng đưa cơ sở vật chất, công sức của mình để chung tay thu dung và điều trị người bệnh, góp phần chiến thắng dịch bệnh Covid-19 của tỉnh Gia Lai. Có lẽ, nghĩa cử đó tỉnh Gia Lai vẫn còn nhớ? Vì thế, UBND tỉnh Gia Lai cần thông tin đầy đủ đến nhà đầu tư các khó khăn, vướng mắc, đồng thời có giải pháp tháo gỡ, đồng hành cùng nhà đầu tư, chứ không thể "xin nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc điều hành” mà không hề đoái hoài đến quyền lợi nhà đầu tư.

Báo Thanh tra tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm