Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/06/2013 - 09:31
(Thanh tra)- Thời gian qua, Báo Thanh tra nhận được đơn thư của một số hộ dân phản ánh về việc UBND huyện Kỳ Anh và UBND thị trấn Kỳ Anh giải phóng hành lang quốc lộ 1A buộc hàng chục hộ dân di chuyển, tháo dỡ tài sản, vật kiến trúc… Thế nhưng, họ lại không được nhận một đồng nào tiền đền bù về tài sản cũng như tiền đất…
Nhà hàng, quán kinh doanh của các hộ dân bỏ ra hàng trăm triệu đồng để xây dụng nay đã trở thành đống đổ nát. Ảnh: Cao Cường
Trước và trong năm 1992, UBND thị trấn Kỳ Anh ban hành một số quyết định “cấp đất làm quán kinh doanh tạm thời” cho 13 hộ gia đình tại khu phố Hưng Lợi (chạy theo quốc lộ 1A), do ông Nguyễn Kiên Quyết, Chủ tịch UBND thị trấn Kỳ Anh ký.
Ngày 29/10/2012, UBND huyện Kỳ Anh ban hành Văn bản số 905/UBND-KT&HT yêu cầu UBND thị trấn Kỳ Anh “giải tỏa hành lang quốc lộ 1A tại trạm xe số 2, Bộ Công an để xây dựng trụ sở Công an huyện Kỳ Anh”.
Ngày 21/12/2012, UBND thị trấn Kỳ Anh ra Thông báo số 36/TB-UBND về chủ trương, chính sách giải tỏa quán kinh doanh trên đất hành lang 203 - quốc lộ 1A, đoạn từ cổng hội trường khu phố Hưng Lợi đến Bảo hiểm xã hội huyện. Theo đó, hàng chục hộ dân phải đập phá những công trình được xây dựng kiên cố có giá trị hàng trăm triệu đồng để phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán mà không được đền bù.
Một trong những quyết định cấp sai thẩm quyền của UBND thị trấn Kỳ Anh từ năm 1988 - 1995. Ảnh: Cao Cường
Ông Trần Quý Lộc, một trong những hộ dân cho biết: “Ngày 11/4/1992, vợ chồng tôi nhận được quyết định cấp mảnh đất này. Trước kia nơi đây là gò đất rất cao, để mở được quán kinh doanh, vợ chồng tôi phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng san ủi mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng… Hằng năm, tôi nộp hơn 200 triệu đồng gồm thuế thu nhập, thuế đất và đã được UBND thị trấn, huyện, Chi cục Thuế huyện, Cục Thuế tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ… tặng giấy khen, bằng khen… Để được như ngày hôm nay, vợ chồng tôi bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, vậy mà, chính quyền địa phương ép chúng tôi trả lại mặt bằng mà không được đền bù một đồng nào cho tài sản trên đất cũng như tiền khai hoang phục hóa về đất”.
Theo Luật Đất đai năm 1993, tại Điều 23, điểm d quy định: “Kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở”. Nếu vậy, UBND thị trấn Kỳ Anh không có thẩm quyền giao đất cho 13 hộ dân nói trên. Như vậy, cái sai ở đây bắt đầu từ chính quyền thị trấn Kỳ Anh khi ra quyết định cấp đất cho 13 hộ dân. Người dân chỉ biết mình được cấp đất và sử dụng đất ổn định, đầu tư, làm ăn kinh doanh.
Hơn nữa, tại mục 5, Điều 49, Luật Đất đai năm 1987, quy định rõ về “nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng đất”:
1- Được sử dụng đất ổn định, lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời nhưng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định khi giao đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển, nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao; trong trường hợp đất đang sử dụng được thu hồi theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 14 của Luật này để giao cho người khác thì được đền bù thiệt hại thực tế, được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
3- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng bảo vệ hoặc cải tạo đất mang lại;
4- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
5- Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất đai hợp pháp của mình.
Vậy, nếu các hộ dân sử dụng đất ổn định, không xảy ra tranh chấp, khi Nhà nước thu hồi thì phải được nhận tiền đền bù.
Việc chính quyền thị trấn Kỳ Anh cấp đất sai thẩm quyền thì cơ quan chức năng phải thu hồi lại những quyết định đó, nhưng phải bồi thường cho người dân những tài sản trên đất và công sức khai hoang.
Trước những búc xúc của người dân, đề nghị chính quyền địa phương có phương án giải quyết thấu tình, đạt lý, tránh khiếu kiện kéo dài.
Nguyễn Cao Cường
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh