Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 18/01/2014 - 09:01
(Thanh tra) - Ngày 08/01/2008, UBND TP. Hồ Chí Minh có Quyết định 75/QĐ thu hồi 978.491m2 đất tại P. Long Bình, quận 9 của hàng trăm gia đình để thực hiện dự án (DA) chỉnh trang đô thị. Từ đó, người dân rơi vào cảnh không nhà, mất đất, bởi việc thu hồi, đền bù có quá nhiều khuất tất, thiếu minh bạch.
Bà Trần Thị Vết trong khu đất vườn của gia đình đang bị chính quyền cho là đất công.
Vu khống dân chiếm đất để không đền bù
Đã 5 năm nay, từ khi UBND TP có quyết định thu hồi nhà cửa, đất đai của người dân làm DA cũng là lúc họ bắt đầu ly tán. Người dân nhận đền bù với mức giá rẻ mạt, quá thấp. Những người trở thành vô gia cư, cố bám trụ thì liên tục bị nhận được thông báo cưỡng chế, tháo dỡ nhà, và có nguy cơ đón Tết trong cảnh màn trời chiếu đất. Người dân không chỉ bức xúc vì đền bù không thỏa đáng, mà oan ức khi bị chính quyền vu oan “chiếm đất công” để không đền bù.
Bà Trần Thị Vết (1012 Nguyễn Xiển, Long Bình) không giấu được bức xúc: Khu đất của gia đình do bố mẹ khai phá và sử dụng từ trước 1975, gia đình trực tiếp canh tác liên tục hàng chục năm qua. Khi muốn lấy đất, quận tùy hứng ban hành quyết định thu hồi, mà không cần biết nguồn gốc nhà cửa, đất đai của người dân, còn áp giá đền bù tùy tiện. Không những thế, ngày 24/9/2013, quận 9 ra QĐ 898/QĐ thu hồi của gia đình 2.845m2, nhưng ghi là đất lấn chiếm trên phần diện tích đất công do phường quản lý. Đất của gia đình còn trên 3.300m2, nằm trong DA quận không thèm thu hồi, nhưng đã cho xe đổ đất lấn dần.
Bà Ngô Thị Liễu (77/2 đường số 2, KP 2, Linh Xuân, Thủ Đức) cũng oan ức vô cùng. Theo bà Liễu, gia đình có 4.766m2, trong đó 3.666m2 sang nhượng và 1.110m2 là đất có nguồn gốc của ông ngoại Lê Văn Lên khai hoang từ trước 1975. Đây là một phần trong tổng số đất do ông ngoại tôi để lại cho mẹ tôi là bà Lê Thị Đôi và cậu Lê Văn Cam. Sau năm 1975, mẹ tôi tiếp tục trực tiếp sử dụng. Từ năm 1992 đến nay, gia đình dùng làm mặt bằng sản xuất lò gạch, và đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, làm nghĩa vụ thuế đầy đủ. Nay quận ra quyết định thu hồi lại cho rằng, tất cả đều là đất công do phường quản lý nên không đền bù.
Ông Phạm Văn Tĩnh (nhà không số đường số 7, KP Long Bửu, Long Bình) từ chỗ với căn nhà tươm tất, cùng khu vườn cây ăn trái trên 1.000m2, khi nhận quyết định, tháo dỡ nhà, giao đất cho chính quyền, ông Tĩnh ngỡ ngàng vì chỉ được bồi thường 102 triệu đồng, không có chỗ tái định cư. Tuổi 60 đã xế chiều, ông Tĩnh chưa biết sẽ về đâu. Còn thương binh 2/4 Lê Trung Hưng, nhà kế cận ông Tĩnh, vừa thắp nén hương cho đứa con bị chất độc màu da cam vừa mới mất, vừa ngậm ngùi: “Quận ra quyết định yêu cầu tháo dỡ nhà, giao đất, gia đình tôi không biết đi đâu về đâu. Thật quá bất nhân…”.
Dự án kinh doanh “khoác áo” chỉnh trang
Trong lúc quận 9 vu khống “lấn chiếm đất công” để trốn tránh đền bù đã gây nhiều bức xúc cho người dân. Nhiều gia đình rơi vào cảnh vô gia cư. Những gia đình không biết phải đi về đâu, cố gắng ở lại thì bị phường, quận dọa dẫm, lại thông tin cần làm rõ, là chính quyền thành phố đã lập lờ khi ban hành QĐ thu hồi đất. Thực chất đây là DA chỉnh trang đô thị hay xây dựng mới, kinh doanh?
Theo QĐ 75/QĐ, UBND TP. Hồ Chí Minh thu hồi nhà đất của dân với mục đích DA chỉnh trang đô thị, nhằm xây dựng lại khang trang, đẹp hơn. Đây không phải lần đầu thành phố ban hành quyết định thu hồi đất thực hiện DA chỉnh trang đô thị. Trước đó, có nhiều DA chỉnh trang lại các khu nhà ổ chuột ở quận 4, cải tạo hệ thống nhà ven kênh ở quận 8 hay một số khu nhà ở lụp xụp ở quận 1. Điều kiện kèm theo QĐ thu hồi đất thực hiện các DA chỉnh trang đô thị là nhà nước thực hiện áp giá đền bù thay cho thương lượng. Người dân trong diện bị giải tỏa nhận tiền đền bù không đúng giá thị trường nhưng được tái định cư tại chỗ, có điều kiện sống tốt hơn. Đây là điều kiện nhằm tạo điều kiện cho việc chỉnh trang đô thị tốt hơn.
Điều lạ thường, QĐ 75 của UBND TP thu hồi đất thực hiện DA chỉnh trang đô thị tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nơi đây, nhà ở của người dân thưa thớt xen lẫn trong các khu vườn rau, cây ăn trái. Ngoài một số nhà ở của dân, còn lại là đất nông nghiệp. Vì thế, việc thu hồi đất ruộng vườn để làm DA chỉnh trang đô thị là không đúng. Thực chất đây là DA xây dựng khu đô thị mới, kinh doanh chứ không phải chỉnh trang đô thị. Chính quyền đã khoác chiếc áo chỉnh trang đô thị lên DA xây dựng, kinh doanh mới để áp giá đền bù, thay cho thương lượng, cùng với các trò nhẫn tâm của chính quyền cấp phường, quận đã đẩy người dân vào cảnh oan ức, mất đất, không nhà.
Với cách làm việc thiếu minh bạch, có hệ thống của chính quyền đã gây nhiều bức xúc cho người dân cũng như công luận. Báo Thanh tra tiếp tục theo dõi, thông tin đến bạn đọc.
Nhóm PV Điều tra
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh