Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phú Yên: Có hay không mỏ đá Kim Sơn khai thác “nhầm” vị trí hơn 20 năm?

CTV Thanh Hòa - CTV Minh An

Chủ nhật, 30/07/2023 - 21:29

(Thanh tra)- Mỏ đá Kim Sơn do Công ty Cổ phần IDP có trụ sở tại 04 Lê Lợi, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên quản lý, vận hành hoạt động rầm rộ, nhiều thiết bị cơ giới, đường điện 3 pha được kéo vào tận công trường khai thác. Tuy nhiên, mỏ đá có được cấp phép hay không còn chờ cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên xác định.

Hoạt động khai thác mỏ đá ốp lát Kim Sơn đang diễn ra rầm rộ trên địa bàn xã Hòa Quang Bắc có đúng quy định? Ảnh: Thanh Hòa

Cơ quan quản lý khai thác mỏ đang ở đâu?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại khu vực đồi núi cách đường tỉnh 643 khoảng 1km (xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) có 1 bãi đá hoạt động quy mô cấp mỏ, với nhiều phương tiện cơ giới: Máy đào, máy khoan, xe cơ giới, công nhân hoạt động rầm rộ. Hàng trăm khối đá lớn nhỏ được đào, tách rời từng khối, nhiều nơi khác đang được công nhân vận hành máy đào sâu vào vách núi, san gạt đất để tiếp tục đưa các khối đá ra khỏi đồi núi.

Để xác thực khu vực đang khai thác đá do đơn vị nào quản lý, chúng tôi đi vào khu mỏ gặp chị Thu (người đi mua đá) đứng cạnh chiếc xe tải đang chở nhiều khối đá to. Chị này cho biết: Mỏ đá này là mỏ đá ốp lát Kim Sơn do Công ty Cổ phần IDP có trụ sở tại 04 Lê Lợi, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên quản lý, vận hành.

Quyết định cấp mỏ khai thác đá ốp lát Kim Sơn thuộc xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Thanh Hòa

Cũng tại đây, chúng tôi trao đổi với người đàn ông tên Bi (quản lý mỏ đá), được xác nhận: "Khu vực bãi đá đang khai thác là của Công ty Cổ phần IDP và hoạt động theo đúng quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép,". Tuy nhiên, khi đề nghị cung cấp giấy phép, tọa độ thì ông Bi đưa lý do đang họp, hẹn hôm khác.

Với nhiều nghi vấn về hoạt động của mỏ đá ốp lát Kim Sơn, chúng tôi tìm đến UBND huyện Phú Hòa. Tại đây Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Tường cho biết, đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện tiếp nhận thông tin và phối hợp để kiểm tra. Nhưng việc xác nhận về mỏ đá có được cấp phép hoạt động tại vị trí cung cấp hay không vẫn chưa thể xác định.

Sau quá trình tìm hiểu, ghi nhận thực tế cùng cán bộ địa chính xã Hòa Quang Bắc với sự hỗ trợ của công an xã, đến việc xác thực bảng công bố hoạt động mỏ đá ốp lát Kim Sơn được cắm tại nơi đang khai thác đá vẫn chưa rõ. Một cán bộ chuyên môn của xã Hòa Quang Bắc cho biết: Qua tìm hiểu ban đầu, trên địa bàn xã không có mỏ khoáng sản nào của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cấp phép đang hoạt động.

Hiện trường khai thác tại mỏ Kim Sơn. Ảnh: Thanh Hòa

Tưởng chừng mọi việc đi tìm nguồn gốc mỏ đá nêu trên đi vào ngõ cụt, bởi vị trí khai thác của mỏ này nằm trên khu vực giáp ranh với 3 địa phương, không rõ thuộc địa phận nào? Ai chịu trách nhiệm pháp lý trong hoạt động khai thác mỏ đá ốp lát Kim Sơn?

Ngày 20/7, chúng tôi liên lạc với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên để làm rõ vị trí mỏ đá Kim Sơn. Giám đốc Sở TN&MT Đặng Ngọc Anh ghi nhận thông tin và yêu cầu phòng chuyên môn cung cấp giấy phép, vị trí khai thác của mỏ đá ốp lát Kim Sơn để kiểm tra, làm rõ và cung cấp thông tin cụ thể cho báo chí.

Theo tài liệu Sở TN&MT tỉnh Phú Yên cung cấp, căn cứ vào Giấy phép khai thác khoáng sản số 1953/ GP-ĐCKS, ngày 29/8/2001 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), trong nội dung nêu: Cho phép Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên khai thác mỏ đá ốp lát Kim Sơn, xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, diện tích khu vực khai thác 11,23ha được giới hạn bởi 10 điểm tọa độ; trữ lượng khai thác 100.000m3 đá ốp lát, sản lượng 4.000m3 đá ốp lát/năm, thời hạn khai thác 25 năm từ thời điểm cấp phép mỏ.

Theo 10 điểm tọa độ ghi trong giấy phép mỏ đá ốp lát Kim Sơn, toàn bộ vị trí khai thác nằm trên ngọn đồi cách vị trí đang có nhiều hoạt động khai thác đá được chúng tôi ghi nhận khoảng 1km, nay thuộc địa phận TP Tuy Hòa. Riêng các hoạt động khai thác đá rầm rộ thì đang diễn ra thuộc địa phận xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa.

Vậy do đâu có sự sai lệch về vị trí khai thác, khác biệt địa danh so với thời điểm được cấp phép? Có hay không việc mỏ đá ốp lát Kim Sơn đang hoạt động “nhầm” vị trí được cấp phép? Đã có bao nhiêu khối đá đã được khai thác tại vị trí thuộc địa bàn xã Hòa Quang Bắc trong suốt nhiều năm? Cơ quan nào của tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm quản lý mỏ đá ốp lát Kim Sơn nhiều năm qua…? Đó là những câu hỏi cần được cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vào cuộc làm rõ.

Hoạt động đào đất đá tại khu vực trạm trộn trên đường tỉnh 643 do cơ quan nào cấp phép? Ảnh: Thanh Hòa

Nhiều hoạt động khai thác khoáng sản cần được kiểm tra

Ngoài các hoạt động khai thác mỏ cần được kiểm tra, xác minh nêu trên, thì cạnh đó là mỏ đá Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Phú Yên (xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đang có dấu hiệu đổ đất đá thải sau khai thác vào khu vực đất rừng không thuộc quyền sử dụng của đơn vị vận hành mỏ.

Trên tuyến đường tỉnh 643, tại khu vực chế biến, sản xuất vật liệu trạm trộn thuộc Công ty Cổ phần Sửa chữa đường bộ Phú Yên quản lý (thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An) trong quá trình vận hành có nhiều khói, bụi bay, phát tán ra ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông trên tuyến đường tỉnh khi di chuyển qua khu vực sản xuất đá.

Ngoài ra, tại đây đang có hoạt động khai thác, đào đất, đá đưa đi nơi khác. Việc khai thác khoáng sản và vận hành thiết bị sản xuất tại đây có đúng quy định?

Để xác thực việc khai thác khoáng sản có đúng quy định và hoạt động sản xuất gây khói, bụi ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông. Đề nghị UBND tỉnh Phú Yên sớm chỉ đạo, kiểm tra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm