Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Đông
Thứ ba, 10/11/2020 - 13:11
(Thanh tra) - Vô hiệu hóa kế toán nhà trường, chỉ đạo thuộc cấp lập 2 sổ thanh toán, để tiền ngoài sổ sách. Lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện Cha mẹ học sinh (CMHS) để thu các khoản trái quy định… là một trong số nhiều sai phạm trong quản lý điều hành của ông Nguyễn Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Huy Chú - Quốc Oai, Hà Nội.
Dưới sự điều hành của ông Nguyễn Thanh TuấnTrường, THPT Phan Huy Chú - Quốc Oai đã xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, thu chi tài chính. Ảnh:Q.Đông
Ngày 17/9/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội đã ban hành Kết luận số 3041/KL-SGDĐT về nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Quốc Oai. Kết luận đã chỉ ra 10 nhóm nội dung tố cáo ông Nguyễn Thanh Tuấn là tố cáo đúng.
Trong đó, phần lớn là những tố cáo liên quan đến hoạt động thu chi tài chính sai nguyên tắc do ông Nguyễn Thanh Tuấn chỉ đạo điều hành và phải chịu trách nhiệm chính.
Kế toán nhà trường “ngồi chơi xơi nước”?
Trường THPT Phan Huy Chú - Quốc Oai là trường cấp 3 công lập nằm trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội. Theo cơ cấu tổ chức, ông Lý Minh Việt là Kế toán nhà trường. Nhưng trong suốt thời gian từ đầu năm học 2018 - 2019 đến tháng 6/2020, Kế toán nhà trường không được Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tuấn phân công nhiệm vụ.
Theo Kết luận số 3041/KL-SGDĐT, nhà trường không phân công nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên kế toán. Tại các cuộc họp với Ban đại diện CMHS nhà trường để bàn, thống nhất các khoản thu chi trong năm học 2019 - 2020 không có sự tham dự của Kế toán nhà trường.
Việc quản lý tài chính thu chi được Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tuấn giao cho các cá nhân khác không đúng chức năng, phận sự. Đơn cử như tiền các đơn vị tặng nhà trường trong các dịp lễ thì được chuyến đến bà Lý Thị Thanh Mai, Tổ trưởng Tổ xã hội cất giữ. Số tiền này được bà Mai và ông Tuấn tự kiểm đếm với nhau.
Tổng số tiền bà Mai đã thống kê được là 46.400.000 đồng từ các nguồn: Lễ khánh thành nhà trường ngày 5/8/2018; ngày nhà giáo Việt Nam năm học 2018 - 2019; khai giảng năm học 2019 - 2020; ngày nhà giáo Việt Nam năm học 2019 -2020… Số tiền trên để ngoài sổ sách kế toán, không có sổ theo dõi riêng đối với khoản thu này.
Ngoài ra, hơn 835 triệu đồng tiền dạy thêm, học thêm trong năm học 2018 - 2019 được giáo viên chủ nhiệm các lớp thu và nộp cho bà Lý Thị Thanh Mai cũng không được bà này nộp lại cho Thủ quỹ nhà trường, không ghi sổ sách kế toán kịp thời.
Thậm chí, hồ sơ sổ sách thanh toán tiền dạy cho giáo viên tại trường còn được lập làm hai bộ khác nhau!? Cụ thể, hồ sơ hoàn thiện dùng để quyết toán, báo cáo tài chính nộp Sở Giáo dục và Đào tạo thì thể hiện trong năm học 2018 - 2019, kỳ I có 22 giáo viên dạy thêm và kỳ II có 23 giáo viên.
Nhưng tại một hồ sơ khác lại thể hiện trong năm học 2018 - 2019, kỳ I có 34 giáo viên dạy thêm và kỳ II có 36 giáo viên. Tréo ngoe hơn cả là việc lập hồ sơ này lại do ông Nguyễn Quý Hào cán bộ nhân viên nhà trường lập chứ không phải người giữ vai trò chuyên môn kế toán!
Ban đại diện CMHS bị lợi dụng để lạm thu
Kết luận số 3041/KL-SGDĐT đã chỉ rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Thanh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường trong việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS để thu các khoản thu trái quy định mang tính “xã hội hóa” như sổ liên lạc điện tử; thực tập quân đội…
Đơn cử như học kỳ I năm học 2019 - 2020, trong cuộc họp với Ban đại diện CMHS nhà trường, Hiệu trưởng có đề xuất thu 50.000 đồng/học sinh để mua bàn ghế trang bị thêm cho 2 phòng học. Hay như các khoản thu khác như quỹ Đoàn thanh niên 51.000 đồng/học sinh; Thu tiền quỹ Ban đại diện CMHS 300.000 đồng/học sinh. Tính trung bình mỗi học sinh phải nộp 401.000 đồng.
Ban đại diện CMHS đã thu tiền và giao lại cho nhà trường, nhưng trên thực tế nhà trường lại không mua bàn ghế mà sử dụng số tiền trên vào việc khác.
Trước những khoản thu chi sai quy định nói trên, Đoàn Thanh tra đã làm rõ, ngày 8/10/2020, nhà trường có biên bản bàn giao lại số tiền đã thu gần 350 triệu đồng cho Ban đại diện CMHS. Tuy nhiên, qua xác minh thực tế, đại diện CMHS không nhận được số tiền như đã nêu trên mà vẫn do nhà trường giữ và tự chi.
Bản thân Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tuấn đã cho biết chi hơn 317 triệu đồng từ số tiền thu núp danh “xã hội hóa” này, nhưng nội dung chi lại không đúng quy định, không có chứng từ kế toán hợp lệ.
Ngoài ra, Kết luận số 3041/KL-SGDĐT cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác liên quan đến trách nhiệm chính của ông Nguyễn Thanh Tuấn như không tổ chức thực hiện quy trình đối với các khoản thu thỏa thuận, thu tự nguyện (tiền sổ liên lạc điện tử, dạy thêm, tiền nước uống trong các năm học 2018 - 2019; 2019 - 2020; Không tổ chức thực hiện côn khai đối với các khoản thu thỏa thuận từ đầu năm học 2018 - 2019 đế tháng 6/2019; Tổ chức thu tiền học phí, học thêm nhưng không nộp về Kho bạc Nhà nước mà do cá nhân tự mang về nhà riêng cất giữ…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh