Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những “quan chức” nào dính đến “bê bối” ở dự án gần 1.000 tỷ đồng ?

Văn Thanh

Thứ ba, 09/03/2021 - 16:35

(Thanh tra) - Chi vượt và sai quy định nhiều tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng dẫn đến chưa thể thanh toán được. Nhiều sai phạm về chỉ định thầu, nhiều gói thầu dư ứng, nhà thầu không có khối lượng hoàn ứng dẫn đến tình trạng có nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn đoạn chảy qua địa bàn TP Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Dự án lớn

Dự án hệ thống tiêu úng Đông Sơn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư vào tháng 4/2007 với tổng mức đầu tư hơn 326 tỷ đồng (vốn trái phiếu Chính phủ). Đến năm 2009, dự án này được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 978,811 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với lúc ban đầu. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư là UBND TP Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ quản đầu tư.

Mục tiêu chính của dự án là tiêu úng cho khoảng hơn 13.000 ha đất nông nghiệp và đô thị cho các huyện: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa. Đồng thời, góp phần cải tạo sinh thái, chỉnh trang đô thị cho TP Thanh Hóa và các vùng lân cận.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho gần 800 hộ phải di dời đến nơi ở mới và gần 1.200 hộ thuộc 11 xã, phường bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là một dự án khó, do đó những việc này cần phải có bộ máy cán bộ để thực hiện việc bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án.

Đến nay sau gần 14 năm trôi qua, quá thời gian hoàn thành nhưng dự án này vẫn ì ạch, chậm tiến độ, phải ra hạn nhiều lần nhưng vẫn chưa thể hoàn thành như mong đợi của nhân dân.

Dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho các sở, ngành kiểm tra, rà soát sự phù hợp các quy định của pháp luật đối với các bước quy trình thực hiện, qua đó đã phát hiện nhiều "bê bối", sai phạm tại dự án này.

Tai tiếng khủng

Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Thanh tra, đến nay nhiều gói thầu ở dự án gần 1.000 tỷ này vẫn dở dang, chưa được quyết toán rõ ràng, minh bạch để khép lại một quá trình hơn 10 năm thực hiện. Những mớ “bòng bong” rối như “tơ vò” chủ yếu liên quan đến các sai phạm về chi vượt và sai quy định nhiều tỷ đồng đối với kinh phí giải phóng mặt bằng, nhiều gói thầu dư ứng, nhà thầu không có khối lượng hoàn ứng dẫn đến nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước.

Đặc biệt, đối với kinh phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng vượt so với quy định, không thông qua kho bạc Nhà nước nhiều tỷ đồng nên không thể làm thủ tục thanh toán được.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn sử dụng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng thanh toán cho các công trình không có trong danh mục được phê duyệt. Các gói thầu mắc sai phạm về chỉ định thầu, không thực hiện tiền bảo lãnh tiền tạm ứng, cho các nhà thầu ứng tiền dư so với khối lượng thực hiện dẫn đến nguy cơ thất thoát tiền ngân sách Nhà nước.

Những dấu hiệu làm trái các quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát nguồn ngân sách Nhà nước này đang được dư luận quan tâm, chờ các cơ quan chức năng kết luận, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, dự án gần 1.000 tỷ đồng này do UBND TP Thanh Hóa làm chủ đầu tư, đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện dự án là Ban Quản lý dự án (BQLDA) cải thiện môi trường đô thị Miền Trung - tiểu dự án Thanh Hóa. Đến nay, BQLDA này đã sát nhập vào BQLDA số 2 TP Thanh Hóa. Thời điểm chưa sát nhập, Ban QLDA này đóng ở 146 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa do ông Nguyễn Văn Thành rồi đến ông Trịnh Văn Bản làm Giám đốc.

Hiện dư luận ở Thanh Hóa đang rất quan tâm đến những “quan chức” nào đã “dính líu” đến “bê bối” ở dự án gần 1.000 tỷ đồng này.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm