Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Thứ tư, 02/10/2013 - 14:17

(Thanh tra) - Những "lình xình" diễn ra ở Cty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội (VIBEX) là điển hình thể hiện sự can thiệp của nhóm lợi ích có quan hệ thân thiết với lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (HANCORP).

Dự án Khu đô thị VIBEX là "miếng mồi" mà các cổ đông đang quan tâm? Ảnh:PV


HANCORP được thành lập năm 1982 bởi  sự hợp nhất của một số Cty trực thuộc Bộ Xây dựng, mà VIBEX là một trong những đơn vị mạnh. Ngoài khối lượng lớn các thiết bị sản xuất và vận chuyển bê tông thương phẩm, nguồn bất động sản (đã được giao trên 50 năm) của VIBEX được Nhà nước giao là 13,6 ha tại xã Đông Ngạc + Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội. Đây là nguồn lợi ích lớn của HANCORP khi VIBEX về làm đơn vị thành viên. Năm 2006, theo chủ trương của Bộ Xây dựng, VIBEX được cổ phần hoá, như vậy sẽ có sự tham gia của các cổ đông tư nhân. Điều quan trọng ở đây là, số đất mà VIBEX được giao quản lý sẽ bị chia sẻ quyền định đoạt bởi các cổ đông ngoài nhà nước. Ở thời điểm này, so với các đơn vị thành viên khác được cổ phần hoá, thì VIBEX có sức hút lớn lượng các cổ đông tư nhân. Điều này đã thể hiện rõ nhất ở Đại hội đồng cổ đông hết nhiệm kỳ lần thứ nhất vào năm 2011. Tại thời điểm này, Nhà nước chỉ còn chiếm giữ 28,05% cổ phần, thay vì trên 61% vào năm 2006.

Tại Đại hội này, ông Đào Xuân Hồng- Phó Tổng giám đốc HANCORP (nguyên Tổng Giám đốc VIBEX để xảy ra sai phạm tại Dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM, không còn được giao quản lý phần vốn của Nhà nước tại đây)  mặc dù biết quy định của Luật Doanh nghiệp (Điều 13) là không được tham gia vào HĐQT nhiệm kỳ mới của VIBEX, đã chuẩn bị sẵn luật sư, đưa vào Đại hội để đòi quyền. Thêm nữa, nhóm cổ đông trong đó có chị em bà Lê Thu Liên, Lê Thu Hà (vợ ông Nghiêm Sĩ Minh- Tổng Giám đốc HANCORP) cùng ông Đào Xuân Hồng đề cử bà Nguyễn Thị Thanh Bình (cổ đông ngoài Cty) vào HĐQT. Tuy nhiên, do Đại hội xét thấy bà Bình chưa đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ nên không đồng ý. Sau đó VIBEX đã bị kiện ra toà và ông Nghiêm Sĩ Minh lại "vỗ vai" Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc VIBEX "chịu thua" đi!

Ông Nghiêm Sĩ Minh, Bí thư Đảng uỷ - Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên HANCORP. Ảnh: PV

Và, thật "ngẫu nhiên" là, đúng vào dịp ông Nghiêm Sĩ Minh được Bộ Xây dựng giao quyền Chủ tịch HĐTV HANCORP vào cuối năm 2012 thì lãnh đạo VIBEX "đột ngột" bị một số cổ đông tố cáo về nhiều hành vi vi phạm pháp luật (giai đoạn ông Dũng điều hành, cụ thể từ 2009). Sau một thời gian vào cuộc, Tổng cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an đã kết luận (Văn bản 1333/C46-P6 ngày 09/9/2013 do Đại tá, Phó Cục trưởng Trần Đức Vĩnh ký)  khẳng định:  không có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Vậy mà, ngày 1/10/2013, trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT VIBEX với Báo Thanh tra (hỏi về trách nhiệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của ông Đào Xuân Hồng tại Dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM năm 2008 về trước) lại lấy nội dung này để khẳng định cơ quan Công an kết luận ông Hồng không có dấu hiệu hình sự (!?). Theo thông tin riêng của chúng tôi, hiện nay cơ quan công an mới bắt đầu vào cuộc, làm rõ dấu hiệu vi phạm hình sự tại dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM do ông Hồng điều hành.

Trả lời về câu hỏi vì sao HANCORP lại ra lệnh cho VIBEX miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Gia Dũng, ông Sơn cho rằng, ông Dũng không có kinh nghiệm và phương pháp điều hành; để Cty rơi vào tình trạng khó khăn.

Nhưng, qua thực tế lại cho thấy, chính ông Sơn lại là người đề xuất với HANCORP đưa ông Dũng về làm Tổng Giám đốc VIBEX vào cuối năm 2009. Trong số tiền nợ của VIBEX hiện tại có số tiền lớn do sai phạm của ông Hồng để lại. Nói là năng lực kém, nhưng qua nhiều lần bỏ phiếu tín nhiệm quy hoạch cấp uỷ, lãnh đạo Tổng Cty  ông Dũng đều được tín nhiệm  và được Ban Thường vụ Đảng uỷ HANCORP có Tờ trình (vào tháng 7/2013) gửi gửi Thành uỷ Hà Nội, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Xây dựng đề xuất vào chức danh Uỷ viên BCH Đảng bộ, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng Cty; thành viên HĐTV Tổng Cty đến năm 2015 và cho cả nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vậy, trách nhiệm của ông Sơn với những thua lỗ của Cty trong vai Chủ tịch HĐQT là thế nào, có cần phải miễn nhiệm? Chúng tôi sẽ nêu ở số báo sau.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao Bí thư Đảng uỷ Nghiêm Sĩ Minh vừa hạ bút ký trình Tờ trình nêu trên, nay lại quay ngoắt  chỉ đạo VIBEX miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Dũng? Những dẫn chứng kể trên chắc đã lý giải phần nào câu hỏi này!

Nhóm PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm