Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/10/2011 - 07:27
(Thanh tra) - Ông Trương Kim Tỷ tại 147/A1 đường Mạc Đĩnh Chi, Phường 4, TP. Sóc Trăng trình bày: Nhà máy xay lúa Ích Nguyên tại 438 Lý Thường Kiệt phường 4, thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng là của ông Trương Thành, cha ông Tỷ, thực tế đó đã được thể hiện tại một số văn bản giải quyết sau này.
Nhà máy xay lúa Ích Nguyên hiện đang bỏ trống trên nền đất hoang
Tuy nhiên, trước khi ông Thành mất, ngày 11/9/1975, một số người giới thiệu là cán bộ quân quản đã đến nhà máy kiểm kê tài sản và buộc gia đình khỏi nhà máy. Sau đó, nhà máy được giao cho ngành Lương thực quản lý, nhưng hoạt động không hiệu quả nên đóng cửa từ năm 1990…
Từ năm 1984 đến nay, gia đình ông Tỷ đã gửi hàng trăm đơn đến chính quyền các cấp, kể cả Trung ương xin lại Nhà máy nhưng “phần lớn chỉ nhận được phiếu hướng dẫn” về UBND tỉnh Sóc Trăng giải quyết. Mãi đến ngày 20/5/2008 UBND tỉnh Sóc Trăng có văn bản trả lời: Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 23/2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991; Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 755/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 02/4/2005 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách trước ngày 01/7/1991, thì việc xin lại Nhà máy Ích Nguyên không được xem xét giải quyết”.
Nhận thấy, Nghị quyết 23 có Điều 3 quy định: “Trường hợp chủ sở hữu nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan, nay thực sự có khó khăn về nhà ở thì được tạo điều kiện cải thiện chỗ ở”, ông Tỷ tiếp tục làm đơn mong được xem xét. Nhưng ngày 25/4/2011, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định bác đơn khiếu nại của ông Tỷ. Lý do là theo Quyết định 29/QĐKN-CTUBND là căn cứ Điều 1 và 2 Nghị quyết 23/2003-QH ngày 26/11/2003 của Quốc hội; và Điều 2 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chúng tôi băn khoăn, quyết định “bác đơn” của UBND tỉnh Sóc Trăng vừa nêu (ngoài Điều 1 và 2 Nghị quyết 23) còn do đã áp dụng Điều 2 Nghị quyết 755 với nội dung: “Đối với các loại nhà đất Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách trước ngày 01/7/1991 nhưng không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 23/2003/QH”. Nếu như cho rằng, trường hợp của gia đình ông Tỷ không được quy định tại Nghị quyết 755, thì sao UBND tỉnh Sóc Trăng đã lấy Nghị quyết 755 làm căn cứ áp dụng (!?).
Thực tế, Nghị quyết 775 là “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất” trước đây. Vì vậy, sau Điều 2 thuộc “Những quy định chung”, Nghị quyết 755 còn có phần “Giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể”. Theo đó Điều 4 đã nêu: Đối với nhà đất tuy thuộc diện thực hiện tại Điều 2 của Nghị quyết 23 nhưng đến ngày Nghị quyết 755 có hiệu lực thi hành cơ quan Nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng thì Nhà nước không thực hiện việc quản lý theo quy định trước đây”. Tiếp theo, Điều 5 quy định: “Đối với nhà đất đã có văn bản quản lý theo quy định trước ngày 01/7/1991 của cơ quan Nhà nước, nhưng thực tế chưa quản lý sử dụng thì được giải quyết”. Trong đó, Khoản 1 đã chỉ rõ: “Người là chủ sở hữu nhà đất tại thời điểm Nhà nước có văn bản quản lý” (Điểm a) “Người được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận nhà đất theo quy định pháp luật” (Điểm b) “Người mua, nhận tặng cho, chuyển đổi nhà đất ngay tình” (Điểm c) và “Người thừa kế hợp pháp theo quy định tại các điểm a, b, c” đều được giải quyết.
Cùng với Điều 5 về trường hợp đã có văn bản quản lý, Điều 7 Nghị quyết 755 quy định: “Đối với nhà đất mà Nhà nước đã trưng dụng thì: Nhà ở của hộ gia đình cá nhân không thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 Nghị quyết 23, mà cơ quan Nhà nước đã trưng dụng có thời hạn thì UBND cấp tỉnh giao lại cho chủ sở hữu” (Khoản 1); Nhà đất mà Nhà nước đã trưng dụng nhưng không thuộc diện được giải quyết tại Khoản 1 Điều này thì UBND cấp tỉnh hoàn thành thủ tục pháp lý xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đó (Khoản 2). Người đang trực tiếp sử dụng được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật” hiện nay.
Bên cạnh Điều 7 vừa nêu, Điều 8 Nghị quyết 755 quy định: “Đối với diện tích nhà đất để lại không phân biệt người để lại là ai, diện tích nhiều hay ít khi Nhà nước thực hiện quản lý theo quy định của chính sách cải tạo nhà đất cho thuê hoặc chính sách quản lý nhà đất của các tổ chức, cá nhân thì Nhà nước không quản lý đối với diện tích nhà đất này”. Điều 9 Nghị quyết 755 cũng đã quy định: “Đối với nhà đất thuộc diện giao lại tại Khoản 1 Điều 7 và nhà đất được công nhận QSH quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này, nhưng đã được sử dụng vào mục đích quốc phòng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế, thuộc diện phải giải tỏa theo quy hoạch… thì người được giao lại hoặc công nhận quyền sở hữu được bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định pháp luật”.
Trở lại Quyết định 29/QĐKN-CTUBND ngày 25/4/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về “bác đơn KN” đối với ông Tỷ có nêu: “Đây là quyết định giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý thì có quyền KN lên Bộ Xây dựng, hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra TAND tỉnh Sóc Trăng”. Liên quan vấn đề này, ngày 09/02/2010 Thanh tra Bộ Xây dựng đã có “hướng dẫn gửi đơn KN” của ông Tỷ với nội dung “chưa thuộc thẩm quyền” giải quyết của Bộ Xây dựng. Chúng tôi cho rằng, hướng dẫn vừa nêu là có căn cứ, bởi khi đó UBND tỉnh Sóc Trăng chưa ban hành quyết định giải quyết KN đối với ông Tỷ. Việc giải quyết KN trong quá trình thực hiện Nghị quyết 755/NQ-UBTVQH được quy định tại Điều 16 Khoản 2: “Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền KN lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng; quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng là quyết định giải quyết KN cuối cùng”.
Từ những nội dung pháp lý quy định vừa nêu, thiết nghĩ: Các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Sóc Trăng cần xem xét lại “quyết định bác đơn KN” đối với gia đình ông Tỷ về việc xin lại Nhà máy xay lúa Ích Nguyên một cách vừa có lý vừa có tình, trên cơ sở chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bởi suy cho cùng, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 755 “giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất” trong quá trình thực hiện các chính sách trước đây, cũng chỉ nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Trúc Lâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý