Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/01/2017 - 06:47
(Thanh tra) - Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội và Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo, nhưng các trường học nằm trên địa bàn xã Lê Thanh vẫn không công khai tài chính về các khoản thu, chi, số dư trong và ngoài ngân sách hằng năm. Nhiều khoản chi chỉ có hiệu trưởng và kế toán biết. Thậm chí, có khoản tiền được lập chứng từ đầy đủ và gây ra những bức xúc cho nhân dân trong xã.
Theo phản ánh của nhân dân trên địa bàn xã Lê Thanh, việc lạm thu các khoản tiền sai quy định, đặc biệt là Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT, mặc dù chính quyền các cấp đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, song qua khảo sát vẫn thấy một số hạn chế, tồn tại. Cụ thể, một số trường lạm thu các loại quỹ không có trong quy định hay có trong quy định nhưng lại bị nâng cao lên nhiều lần và lách luật bằng hình thức “tự nguyện”.
Trong đơn thư nêu rõ, hầu hết các trường thu một số khoản chưa rõ ràng, có biểu hiện trùng lặp, cụ thể: Thu tiền học buổi 2 đối với Trường Tiểu học Lê Thanh A. Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, tiền học buổi 2 là 100 nghìn đồng/tháng) thế nhưng, Trường Tiểu học Lê Thanh A thu khoản tiền này giữa các khối khác nhau, như khối 1 và khối 2 là 150 nghìn đồng/tháng, còn khối 3, 4, 5 là 200 nghìn đồng/tháng.
Trao đổi với PV, thầy Hanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Thanh A khẳng định điều này là hoàn toàn không có. Tuy nhiên, một phụ huynh tên L (xin được giấu tên) khẳng định những khoản tiền phản ánh trong đơn là hoàn toàn chính xác, bởi chính anh là người đi họp phụ huynh cho con và cô giáo chủ nhiệm chỉ đọc những khoản đóng góp mà không ghi chi tiết lên bảng. "Tôi khẳng định đã đóng tiền học cho con gồm 14 khoản đóng góp, có ký nhận trên sở của giáo viên chủ nhiệm. Dân chúng tôi có gì nói vậy, nếu cần chúng tôi sẽ ra mặt đối chất với nhà trường".
Đối với trường hợp của Trường THCS Lê Thanh A, sau khi nhận được đơn phản ánh, phóng viên đã làm việc với cả phụ huynh và phía nhà trường cho ra hai thông tin trái chiều, điều này sẽ phải cần đến cơ quan chức năng vào việc xác minh điều tra làm rõ. Các khoản tự nguyện các trường mới thống nhất với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, chưa được cấp thẩm quyền duyệt đã tiến hành thu, bởi khi phóng viên yêu cầu được chụp lại các biên bản họp phụ giữa các khối chỉ thể hiện việc thu chi có 3 khoản, nhưng thực tế thu tới 14 khoản trong đó khoản tự nguyện này gọi là “tự nguyện bắt buộc” vì đều phải nộp như nhau là 300 nghìn đồng mỗi học sinh, mà tổng số nhà trường là 704 học sinh, chỉ cần núp bóng dưới 2 từ tự nguyện thì việc bình quân hóa cho mỗi học sinh là rất dễ dàng, điều này theo thông tư 55 thì giá trị có còn không?
Hàng trăm triệu đồng đi về đâu?
Quay lại với phản ánh trong đơn về Trường Mầm non Lê Thanh A và Lê Thanh B (Mỹ Đức, Hà Nội). Trong năm học 2016 - 2017, nhà trường đã tổ chức thu hai loại quỹ là quỹ phụ huynh và quỹ hỗ trợ giáo dục với tổng số tiền là 200.000 đồng trên một học sinh. Như vậy, với số lượng 620 học sinh đang theo học thì Trường Mầm non Lê Thanh A đã thu về 124 triệu đồng được biến tướng dưới hình thức tự nguyện. Tương tự Trường Mầm non Lê Thanh B với tổng số học sinh là 283 mỗi học sinh được đóng góp tự nguyện giống nhau là 200.000 những khoản thu vô lý này được ủng hộ lớp mua đệm, đầu quay, ti vi, điều hòa.
Mặc dù rất bức xúc về những khoản thu vô lý nhưng muốn con em được yên tâm học tập nên các phụ huynh đành phải tự nguyện bắt buộc.
Thêm vào đó, khi phụ huynh yêu cầu nhà trường công bố rõ ràng về việc thu chi trong việc cung cấp thực phẩm cho bếp ăn bán trú, thì đã phát hiện ra một số khoản thu chi bất thường, như hàng ngày nhà trường phải dùng tới hơn 100 gói bột canh để ướp gia vị cho hơn 600 suất ăn của học sinh, còn các loại thực phẩm khác thì đều có giá cao hơn giá thị trường rất nhiều. Điều này được cô Hiệu trưởng Mầm non Lê Thanh A giải thích là hợp đồng thực phẩm rau sạch 100%.
Khi phóng viên hỏi về việc trường đã từng đi thăm quan mô hình rau sạch ấy chưa cô Thuận - Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Thanh B trả lời là chưa từng đến thăm quan vườn rau mà mình đã đã ký hợp đồng.
Vậy cơ sở nào mà các trường mầm non trên địa bàn huyện ký hợp đồng rau giá cao gấp 3 - 4 lần các chợ đang bán.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao điều này vẫn tồn tại trên địa bàn của xã quá lâu mà chưa có một cơ quan thanh tra, kiểm tra những vấn đề này? Báo Thanh tra sẽ tiếp tục xác minh thông tin trả lời bạn đọc.
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV