Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lợi dụng san lấp nghĩa trang để khai thác hơn triệu m3 đất?

N. Phê - Q. Thân

Chủ nhật, 10/04/2022 - 15:00

(Thanh tra) - Nhận được phản ánh của quần chúng, chúng tôi về Quế Mỹ (xã Quế Cường (cũ), huyện Quế Sơn, Quảng Nam, được chứng kiến tại hiện trường nghĩa trang nhân dân thôn Phú Cường 1 gồm nhiều quả đồi cao bị phương tiện cơ giới đào múc lấy đất vận chuyển đi nơi khác. Người dân địa phương cho rằng, đây là chiêu trò “vẽ” dự án (DA) san lấp nghĩa trang để tận thu hàng triệu m3 đất bán ra ngoài thu lợi.

Hàng chục xe tải hằng ngày vào lấy đất tại nghĩa trang Nỗng Tranh. Ảnh: P.T

Theo lãnh đạo xã Quế Cường, do không có nghĩa trang nhân dân nên việc chôn cất người chết tại xã phải thực hiện trên những khu vực gò đồi, triền núi nằm rải rác ở các thôn rất khó khăn, không đảm bảo vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Đồng thời, không đạt tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới.

Ngày 10/5/2016, UBND xã Quế Cường lập tờ trình đề nghị UBND huyện Quế Sơn thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư DA nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh tại địa bàn thôn Phú Cường 1.

Sau khi Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Sơn có báo cáo thẩm định DA, ngày 6/6/2016, UBND huyện ký  Quyết định số 523/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư DA nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh. Đến ngày 7/3/2017, UBND huyện Quế Sơn ban hành Quyết định số 189/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng DA này.

Theo đó, DA có quy mô trên 10 ha đất thuộc khu vực đồi núi cao thôn Phú Cường 1, do UBND xã Quế Cường làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí dự toán xấp xỉ 10 tỷ đồng; bằng hình thức thu từ nguồn tận thu đất nguyên liệu trong quá trình san lấp mặt bằng và huy động các kênh vốn khác.

Sau đó, UBND huyện Quế Sơn có biên bản thống nhất mức hỗ trợ lại cho ngân sách xã Quế Cường là hơn 10,6 tỷ đồng (quy số tiền 1.015.000m3 đất x 10.500 đồng/m3), từ việc khai thác tận thu đất dư thừa trong quá trình triển khai san lấp mặt bằng DA nghĩa trang.

Hiện trường đồi núi rộng lớn bị cày múc làm nghĩa trang. Ảnh: P.T

Tiếp đó, xét đề nghị của UBND huyện Quế Sơn, ngày 16/10/2018, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 5849/UBND-KTN thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH MTV Xây dựng Quảng Phú (Cty Quảng Phú, trụ sở tại xã Quế Xuân 1, Quế Sơn) là đơn vị trúng thầu xây dựng nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh, tiến hành lập các thủ tục liên quan về việc khai thác tận thu đất dư thừa tại DA.

Công văn số 5849 nêu rõ: “Công văn này có hiệu lực trong vòng 12 tháng, kể từ ngày ký. Nếu quá thời hạn trên mà Cty Quảng Phú không hoàn thành việc lập hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đất san lấp, xây dựng công trình tại khu vực nêu trên, nộp Sở Tài nguyên và Môi trường thì công văn này không còn hiệu lực”.

Đặc biệt là, trong khi UBND tỉnh chưa cho phép vận chuyển đất dư thừa tại nghĩa trang ra ngoài thì UBND xã Quế Cường "cầm đèn chạy trước ô tô”; đã ứng tiền của Cty Quảng Phú để đền bù giải toả cho dân vùng DA bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân mà UBND xã Quế Cường đưa ra là, DA này ảnh hưởng đến đất sản xuất lâm nghiệp và cây cối của 23 hộ dân ở địa phương với tổng số tiền phải bồi thường thiệt hại hơn 5 tỷ đồng, nhưng UBND xã chưa thể chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho người dân vì không có nguồn kinh phí. Sau đó, việc chi trả bồi thường hoàn thành với tổng số tiền hơn 5,4 tỷ đồng. Trong đó, hơn 5 tỷ đồng là mức bồi thường thiệt hại được phê duyệt lúc ban đầu và gần 382,5 triệu đồng là lãi suất phát sinh trong thời gian chưa chi đền bù.

Tổng số tiền Cty Quảng Phú hỗ trợ ngân sách xã Quế Cường là hơn 10,6 tỷ đồng, dự kiến được khấu trừ vào tiền hỗ trợ ngân sách địa phương do Cty Quảng Phú nộp ngay khi được cấp phép và tiến hành khai thác tận thu đất dư thừa trong quá trình thực hiện DA.

Nếu UBND tỉnh không chấp nhận cho Cty Quảng Phú thi công thì địa phương lấy tiền đâu trả lại cho doanh nghiệp?

Vấn đề mấu chốt là, tại DA Cty Quảng Phú được phép lấy đi 1,015m3 triệu đất, đá dư thừa, lớn gấp nhiều lần xin khai khoáng mỏ và thời gian tận thu kéo dài; nhưng không hề thông qua thủ tục đấu giá gì mà vẫn được chấp nhận.

Đất đã được vận chuyển ra ngoài, còn đá để lại hiện trường. Ảnh: P.T

Ngoài ra, dư luận còn dị nghị về việc địa phương dành hết ưu ái này đến ưu ái khác cho Cty Quảng Phú trong việc thực hiện DA, đó là việc mở con đường bê tông dài 1km cho phương tiện Cty này vào khu vực nghĩa trang vận chuyển đất, đá dư thừa ra bên ngoài.

Làm việc với chúng tôi, ông Dương Ngọc Hoàng, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng Quế Sơn cho biết, ngày 16/9/2019, UBND xã Quế Cường có tờ trình xin ứng kinh phí xây dựng cứng hoá mặt đường trong khi nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh bắt đầu triển khai. UBND xã đã vận động nhân dân hiến đất làm đường với chiều dài 1km, rộng 8m, nay UBND xã thống nhất đề nghị quý cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư kinh phí cứng hoá tuyến đường trên.

Công trình này cũng nhanh chóng được chấp thuận và giao cho UBND xã Quế Cường làm chủ đầu tư, chiều dài con đường được nghiệm thu là 0,92km, tổng kinh phí 1,98 tỷ đồng; trước mắt là tạo thuận lợi cho xe tải Cty Quảng Phú đi vào lấy đất tại khu vực nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh.

Chúng tôi đến hiện trường nghĩa trang, hỏi thăm một cụ nông dân mới biết, việc đào lấy đất ở đây được tiến hành vào năm thứ 3; với hiện trường đồi núi cao, rộng bị cày múc nham nhở; mỗi ngày có vài chục xe tải nối đuôi nhau vào bãi lấy đất chuyển đi đắp mặt bằng cho các DA khác, vườn nền nhà dân; còn những tảng đá to đang chờ chẻ nhỏ mới vận chuyển đi.

Theo kế hoạch việc thi công DA lấy mặt bằng làm nghĩa trang trong 5 năm, đến năm 2025 mới hết hạn.

Phải chăng việc làm nghĩa trang chỉ là “bình phong” để doanh nghiệp dễ dàng lấy hàng triệu mét khối đất san lấp mang đi bán?

Được biết, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã lập đoàn thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước tại huyện Quế Sơn giai đoạn 2019 - 2020. Đoàn đang làm việc về các nội dung liên quan, trong đó có việc khai thác đất tại nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm