Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Thu hồi đất, dự án có đúng?

Thứ ba, 05/06/2018 - 06:33

(Thanh tra)- Là đất thùng đấu, người dân trên địa bàn xã không nhận, buộc chính quyền xã phải kêu gọi đầu tư bên ngoài và tham gia đấu giá, trúng đấu giá. Một dự án trang trại nông nghiệp được lập và được chính quyền huyện phê duyệt cũng như ban hành quyết định cho thuê đất đến năm 2032, nhưng cuối năm 2017 lại bị thu hồi vì lý do vi phạm hành chính diễn ra từ trước khi ký hợp đồng tiếp (năm 2015), khiến người dân bức xúc…

Trang trại của bà Nguyễn Thị Thúy Hiền. Ảnh: Đan Phương

Trở lại với hồ sơ vụ việc cho thấy, năm 2004, bà Nguyễn Thị Thúy Hiền được UBND xã Đại Mạch, huyện Đông Anh mời tham gia đấu thầu khu đất xứ đồng Hồ Vuông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh và trúng thầu. Sau khi trúng thầu, bà đã xây dựng Dự án đầu tư cải tạo đất, xây dựng trang trại sinh thái nông nghiệp tổng hợp và được UBND huyện Đông Anh thẩm định chấp thuận với thời gian thực hiện dự án là 10 năm.

Đến năm 2012, bà Hiền xây dựng Dự án xây dựng trang trại sinh thái nông nghiệp và được UBND huyện Đông Anh đồng ý, phê duyệt. Trên cơ sở dự án, ngày 7/7/2015, UBND huyện Đông Anh có Quyết định số 1438 cho bà Hiền thuê diện tích đất trên. Thời hạn thuê đất từ ngày 7/7/2015 - 9/10/2032. Hình thức thuê đất là trả tiền hàng năm. Ngày 10/8/20015, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đông Anh đã ký Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ-TNMT với bà Hiền.

Ngày 6/12/2017, bà Hiền bất ngờ nhận Quyết định số 8463/QĐ-UBND về thu hồi quyết định cho thuê đất và Quyết định số 10513/QĐ-UBND về thu hồi trang trại. Lý do thu hồi đất: Trong quá trình thực hiện dự án đã tự ý xây sân bóng cỏ nhân tạo (diện tích khoảng 1.200m2), cổng, hàng rào, vi phạm Luật Đất đai, vi phạm về trật tự xây dựng, thực hiện không đúng quyết định cho thuê đất, không đúng với dự án được UBND huyện phê duyệt.

Bà Hiền cho biết, sau khi nhận được 2 quyết định trên, bà đã gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng. UBND huyện đã tổ chức đối thoại để giải quyết. Tại buổi đối thoại, bà đã trình bày việc xây sân bóng cỏ nhân tạo là do cán bộ xã gợi ý để có chỗ cho thanh thiếu niên trong xã vui chơi giải trí. Còn về phía gia đình không có nhu cầu xây. Mặt khác, diện tích đất xây sân bóng quá nhỏ, chỉ là 1.200m2 (chiếm 2,7% trên tổng số đất được giao). Việc vi phạm trên theo quy định chỉ xử phạt vi phạm hành chính, chưa đến mức phải thu hồi đất và dự án.

Cũng theo bà Hiền, việc lãnh đạo UBND huyện Đông Anh cho rằng các Quyết định số 8463 và Quyết định số 10513 của UBND huyện Đông Anh ban hành đúng quy định pháp luật là không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà, bởi qua nghiên cứu các văn bản pháp luật về đất đai, thì việc xây sân bóng cỏ trên đất nông nghiệp là sử dụng đất sai mục đích. Do vậy, theo quy định tại điểm b Khoản 2, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Bản thân bà cũng đã nghiêm túc thực hiện, nên sau đó, UBND huyện Đông Anh mới ban hành quyết định cho thuê đất tiếp đến năm 2032.

Để giải đáp những thắc mắc trên, Báo Thanh tra đã có buổi làm việc với ông Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mạch. Ông Tuấn cho biết, sau khi UBND xã tiến hành giao đất theo Nghị định 64/CP trên địa bàn xã còn lại quỹ đất giao không ổn định. Khu đất tại Hồ Vuông, thôn Mạch Lũng có nguồn gốc là khu vực thùng đấu và nền vỏ lò gạch cũ nên không có hộ gia đình, cá nhân nào trên địa bàn xã nhận thuê đất. UBND xã đã kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài vào để thuê đất. Khi đó bà Hiền tham gia và đã trúng đấu giá theo quy định.

Theo ông Tuấn, quá trình sử dụng, bà Hiền đã làm các thủ tục và được UBND huyện Đông Anh phê duyệt dự án và ký hợp đồng đất theo đúng quy định. Thời gian thuê đến hết năm 2032. Cũng theo ông Tuấn, trên địa bàn xã, trang trại của bà Hiền là 1 trong số ít trang trại về quy trình thực hiện đúng quy định. Cho đến thời điểm này, là trang trại duy nhất được UBND huyện phê duyệt dự án và ký hợp đồng thuê đất lâu dài và thực hiện có hiệu quả.

Lý do trang trại bà Hiền bị thu hồi là do ngày 17/2/2017, UBND TP Hà Nội có Kết luận số 16 kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Thành Trí, nguyên Chủ tịch UBND xã Đại Mạch cho bà Hiền thuê đất tại xứ đồng Hồ Vuông không đúng đối tượng và không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, phía UBND xã Đại Mạch cho rằng kết luận của UBND TP Hà Nội có 2 ý lệch là không đúng thẩm quyền và không đúng đối tượng. Nếu căn cứ điểm d, Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ thì kết luận như vậy là không khách quan. 

Còn việc thực hiện chỉ đạo của UBND huyện đến nay theo ông Tuấn, vẫn đang rất khó khăn, nguyên nhân là do UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất trước khi ban hành quyết định thu hồi trang trại. Thời gian thực hiện lại quá gấp rút.

Mặt khác, các văn bản chỉ đạo thực hiện cũng chưa rõ ràng, không có văn bản hướng dẫn thực hiện mà chỉ giao chung chung nên không thể thực hiện được. UBND xã cũng đã có các văn bản đề nghị hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn nhưng chưa được trả lời cụ thể nên chưa biết phải xử lý thế nào tiếp theo. 

Chia sẻ với PV Báo Thanh tra, bà Hiền cho biết, kể từ ngày được UBND huyện Đông Anh cho thuê đất xây dựng Dự án trang trại, bà luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, về trật tự xây dựng, chấp hành chủ trương của huyện, xã và các chính sách, pháp luật của Nhà nước bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp cho xã và nộp đủ thuế đất hàng năm.

"Vi phạm về xây sân bóng là vi phạm lần đầu và duy nhất trong quá trình sử dụng đất của tôi. Đến nay tôi đã khắc phục hậu quả và khôi phục tình trạng của đất. UBND xã Đại Mạch đã kiểm tra hiện trạng, ghi nhận việc khắc phục dỡ bỏ sân bóng nhân tạo và ủng hộ nguyện vọng được tiếp tục sử dụng đất ổn định lâu dài của tôi. Vì sao chỉ một lần vi phạm, chỉ có một biên bản vi phạm và một quyết định xử phạt vi phạm hành chính với một lỗi không cố ý và phần diện tích vi phạm rất nhỏ (chiếm 2,7% tổng số đất được giao) nhưng UBND huyện Đông Anh lại ra quyết định thu hồi toàn bộ đất của tôi mà không quan tâm quyền và lợi ích của chủ đầu tư, không tính đến tiền của, công sức của chủ đầu tư khi cải tạo đất, làm thiệt hại lớn đến lợi ích kinh tế chính đáng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tôi”, bà Hiền bức xúc.

Được biết, hiện bà Hiền đã có đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội để khiếu nại các Quyết định số 8463/QĐ-UBND; Quyết định số 10513/QĐ-UBND của UBND huyện Đông Anh về việc thu hồi quyết định cho thuê đất quyết định phê duyệt dự án của UBND huyện Đông Anh; các Quyết định số 1371/QĐ, Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 6/4/2018 của UBND huyện Đông Anh về việc giải quyết các đơn khiếu nại.

Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Phạt tiền từ trên 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 3 ha. Biện pháp khắc phục là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Kỳ II: Phần lớn trang trại đều thực hiện không hiệu quả

Lê Phương - Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm