Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Lợi dụng dự án nạo vét phá hoa màu của người dân

Thứ ba, 11/03/2014 - 12:34

(Thanh tra) - Đó là những gì đang diễn ra tại dự án (D.A) nạo vét sông Lạch Trường. Các tàu nạo vét phụ phẩm ngang nhiên cắm vòi vào bãi bồi trồng hoa màu của người dân để hút cát trái phép, gây sạt lở bờ sông, mất đất, hủy hoại hoa màu.

Nông dân thôn 7, xã Hoằng Lý, TP Thanh Hóa chỉ còn biết nhìn hoa màu sạt lở cùng đất cát trôi sông. Ảnh: Văn Thanh

Nạo vét hay ăn trộm cát?

Dưới trời mưa phùn lất phất, chúng tôi men theo đường đê ngoằn ngoèo, vượt qua những bãi màu tươi tốt mới tìm về được thôn 7, xã Hoằng Lý, TP Thanh Hóa để kiểm tra theo thông tin phản ánh của người dân. Trước mắt chúng tôi là một đoàn tàu đang thi nhau nổ máy nhả khói đen ngòm, vươn vòi “bạch tuộc” cắm thẳng vào bãi bồi đang trồng bắp cải của người dân để hút cát đưa lên tàu.

Các phu cát loay hoay với những công việc cắm sào, chỉnh bơm hút để tàu hoạt động đúng tầm kiểm soát. Những thớ cát từ từ tụt xuống chui vào họng bơm, hoa màu của người dân đang thời kỳ chuẩn bị thu hoạch cũng theo cát đổ ầm xuống dòng nước rất thê thảm. Mặc dù các nông dân, phóng viên có mặt ở khu vực hoa màu này nhưng những tàu hút cát vẫn ngang nhiên hút cát đưa lên khoang.

Tàu ghé sát vào bãi bồi trồng hoa màu của người dân để hút cát trái phép. Ảnh: Văn Thanh

Tại hiện trường, hết tàu này hút đầy cát lại có tàu khác tới, những luống bắp cải cứ thế bị cuốn trôi theo dòng nước, đất cát lở xuống sông ầm ầm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy cơ mất an ninh trật tự lòng sông.

Trong lúc phóng viên đang quay lại hình ảnh những con tàu hút cát trái phép này, bất ngờ từ phía dưới tàu có một thanh niên của nhóm “cát tặc” lên bờ, đi ngang qua bãi bồi để thám thính tình hình.


Khi được phóng viên hỏi: “Tại sao lại hút vào đất và hoa màu của dân thế này?”. Người thanh niên này đáp lại: “Chúng tôi nạo hút thuê cho dự án, ông chủ nói cứ hút vào đây khoảng 4-5m là đến cột mốc”. Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu đưa đến địa điểm cột mốc thì thanh niên này cũng giả vờ đưa đi nhưng tìm mãi không thấy cột mốc đâu.

Những luống bắp cải của người dân thôn 7, xã Hoằng Lý bị cát tặc làm sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Văn Thanh

Theo tìm hiểu được biết, D.A nạo vét sông Lạch Trường là D.A lớn ở Thanh Hóa, tổng mức đầu tư 765 tỷ đồng. D.A được triển khai thực hiện trên diện tích hơn 600 ha, bao gồm đường bộ, đê điều và đường thủy, qua địa bàn 18 xã, phường thuộc TP Thanh Hóa và 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc.

Đến nay, D.A đã và đang được triển khai thi công, thế nhưng lợi dụng chủ trương nạo vét này, một số tàu thuyền đã ngang nhiên tìm những địa điểm có cát đẹp để hút đưa về các bãi tập kết bán kiếm lời, gây hậu quả sạt lở bờ sông, mất đất canh tác, hoa màu chưa đền bù của người dân thôn 7, xã Hoằng Lý. Đặc biệt, việc nạo vét không tuân thủ mốc giới, độ sâu quy định của lòng sông đã làm dòng chảy thay đổi, nguy cơ gây hậu quả khôn lường mỗi khi mùa mưa lũ về.

Phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Cặm cụi nhìn những luống bắp cải của gia đình rơi xuống sông, nông dân Phạm Hồng Thắng, thôn 7, xã Hoằng Lý, TP Thanh Hóa bức xúc: "Khu vực đất bãi bồi của gia đình tôi khoảng 6 sào, mặc dù D.A chưa đền bù nhưng hằng ngày tàu hút cát cứ ngang nhiên hút sâu vào đất sản xuất, gây sạt lở đất, cuốn trôi hoa màu, thiệt hại về kinh tế. Vụ này, gia đình tôi trồng 4.000 cây bắp cải, phân ra 24 luống. Bắp cải phát triển khá tốt, sắp đến kỳ thu hoạch, thế mà cát tặc đã làm sạt lở mất của gia đình tôi đến 12 luống. Việc nạo vét chỉ cho lấy vào giới hạn 1, hiện nay các tàu hút cát đã lấy vào giới hạn 2 nhưng không ai về kiểm tra, xử lý."

Cắt tặc lợi dụng D.A nạo vét hút quá mốc giới quy đinh, làm sạt lở bờ sông Lạch Trường nghiêm trọng. Ảnh: Văn Thanh"Việc hút cát ở bãi bồi chủ yếu diễn ra vàoban đêm, còn ban ngày thì các tàu hút ở xa ra nên người dân muốn đuổi tàu hútcát đi cũng đành bất lực. Bức xúc, chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc với trưởngthôn, thế nhưng đến nay mọi việc vẫn “án binh bất động”, chẳng thấy lực lượngchức năng nào về kiểm tra, xử lý. Có hôm, tôi ra đuổi các thuyền hút cát,đứng trên mép bãi bồi không may đất bất ngờ sạt lở bị rơi xuống sông. Tôi bám được vào thành rồi trèo lên tàu, nhưng những đối tượng trên tàu cầm ống nước dọa đánh tôi, các đối tượng này đã xô tôi xuốngsông. May mắn là tôi biết bơi.”, ông Thắngnói.

Tàu thuyền rút đi để lại vùng sông ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Ảnh: Văn ThanhTrao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Tào Văn Tuấn, Chủ tịch xã Hoằng Lý thừa nhận: Địa phương biết các tàu nạo vét đã hút quá chỉ giới quy định của D.A, thế nhưng địa phương chưa thống kê được là bị mất bao nhiêu diện tích. D.A nạo vét đi qua địa bàn xã Hoằng Lý khoảng hơn 1 km, lượng cát phía dưới nhiều nên tình hình rất phức tạp. Đã một số lần chính quyền địa phương mời nhà thầu thi công D.A lên để bàn về việc vượt quá chỉ giới cho phép, thế nhưng nhà thầu vẫn không xuống. Cái khó của lực lượng chức năng là khi có mặt ở hiện trường thì tàu hút ở xa. Khi không có mặt thì tàu mới vào bờ hút cát nên rất khó quản lý.“Chúng tôi cũng đã cùng trưởng thôn 7 truy bắt cát tặc, xử lý 4 vụ, xử phạt hành chính khoảng 10 triệu đồng. Thực tế là D.A nạo vét, thế nhưng nơi nào có cát thì tàu thuyền mới hút, nơi có đất thì chẳng thấy hút đâu”, ông Tuấn nói.Lợi dụng D.A nạo vét, cát tặc thi nhau hút cát xoáy sâu vào địa điểm không được phép nạo vét. Ảnh: Văn ThanhTuy câu trả lời của ông Chủ tịch UBND xãHoằng Lý là vậy, nhưng trên thực tế nhiều nghi vấn đang được người dân đặtra ở đây là tại sao việc cát tặc hút cát gây sạt lở, mất đất, hoa màu của dânđang diễn ra hằng ngày, nhưng lãnh đạo địa phương vẫn chưa có biện phápmạnh để ngăn chặn hoặc báo cáo lên cấp trên huy động lực lượng xuống kiểm tra, lậpbiên bản, bắt giữ cát tặc, truy cứu trách nhiệm?Vì thế, câu hỏi được đặt ra làcó hay không việc chính quyền xã đang “tiếp tay” cho cát tặc? Đề nghị UBND tỉnhThanh Hóa cần sớm có chế tài xử lý, quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền thìmay ra mới dẹp yên được nạn cát tặc nơi đây.Những chiếc tàu này chỉ hút cát đưa đi bán chứ không phải là nạo vét sông Lạch Trường. Ảnh: Văn Thanh

Tàu thuyền rút đi để lại vùng sông ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Ảnh: Văn ThanhTrao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Tào Văn Tuấn, Chủ tịch xã Hoằng Lý thừa nhận: Địa phương biết các tàu nạo vét đã hút quá chỉ giới quy định của D.A, thế nhưng địa phương chưa thống kê được là bị mất bao nhiêu diện tích. D.A nạo vét đi qua địa bàn xã Hoằng Lý khoảng hơn 1 km, lượng cát phía dưới nhiều nên tình hình rất phức tạp. Đã một số lần chính quyền địa phương mời nhà thầu thi công D.A lên để bàn về việc vượt quá chỉ giới cho phép, thế nhưng nhà thầu vẫn không xuống. Cái khó của lực lượng chức năng là khi có mặt ở hiện trường thì tàu hút ở xa. Khi không có mặt thì tàu mới vào bờ hút cát nên rất khó quản lý.“Chúng tôi cũng đã cùng trưởng thôn 7 truy bắt cát tặc, xử lý 4 vụ, xử phạt hành chính khoảng 10 triệu đồng. Thực tế là D.A nạo vét, thế nhưng nơi nào có cát thì tàu thuyền mới hút, nơi có đất thì chẳng thấy hút đâu”, ông Tuấn nói.Lợi dụng D.A nạo vét, cát tặc thi nhau hút cát xoáy sâu vào địa điểm không được phép nạo vét. Ảnh: Văn ThanhTuy câu trả lời của ông Chủ tịch UBND xãHoằng Lý là vậy, nhưng trên thực tế nhiều nghi vấn đang được người dân đặtra ở đây là tại sao việc cát tặc hút cát gây sạt lở, mất đất, hoa màu của dânđang diễn ra hằng ngày, nhưng lãnh đạo địa phương vẫn chưa có biện phápmạnh để ngăn chặn hoặc báo cáo lên cấp trên huy động lực lượng xuống kiểm tra, lậpbiên bản, bắt giữ cát tặc, truy cứu trách nhiệm?Vì thế, câu hỏi được đặt ra làcó hay không việc chính quyền xã đang “tiếp tay” cho cát tặc? Đề nghị UBND tỉnhThanh Hóa cần sớm có chế tài xử lý, quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền thìmay ra mới dẹp yên được nạn cát tặc nơi đây.Những chiếc tàu này chỉ hút cát đưa đi bán chứ không phải là nạo vét sông Lạch Trường. Ảnh: Văn Thanh

Tàu thuyền rút đi để lại vùng sông ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Ảnh: Văn ThanhTrao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Tào Văn Tuấn, Chủ tịch xã Hoằng Lý thừa nhận: Địa phương biết các tàu nạo vét đã hút quá chỉ giới quy định của D.A, thế nhưng địa phương chưa thống kê được là bị mất bao nhiêu diện tích. D.A nạo vét đi qua địa bàn xã Hoằng Lý khoảng hơn 1 km, lượng cát phía dưới nhiều nên tình hình rất phức tạp. Đã một số lần chính quyền địa phương mời nhà thầu thi công D.A lên để bàn về việc vượt quá chỉ giới cho phép, thế nhưng nhà thầu vẫn không xuống. Cái khó của lực lượng chức năng là khi có mặt ở hiện trường thì tàu hút ở xa. Khi không có mặt thì tàu mới vào bờ hút cát nên rất khó quản lý.“Chúng tôi cũng đã cùng trưởng thôn 7 truy bắt cát tặc, xử lý 4 vụ, xử phạt hành chính khoảng 10 triệu đồng. Thực tế là D.A nạo vét, thế nhưng nơi nào có cát thì tàu thuyền mới hút, nơi có đất thì chẳng thấy hút đâu”, ông Tuấn nói.Lợi dụng D.A nạo vét, cát tặc thi nhau hút cát xoáy sâu vào địa điểm không được phép nạo vét. Ảnh: Văn ThanhTuy câu trả lời của ông Chủ tịch UBND xãHoằng Lý là vậy, nhưng trên thực tế nhiều nghi vấn đang được người dân đặtra ở đây là tại sao việc cát tặc hút cát gây sạt lở, mất đất, hoa màu của dânđang diễn ra hằng ngày, nhưng lãnh đạo địa phương vẫn chưa có biện phápmạnh để ngăn chặn hoặc báo cáo lên cấp trên huy động lực lượng xuống kiểm tra, lậpbiên bản, bắt giữ cát tặc, truy cứu trách nhiệm?Vì thế, câu hỏi được đặt ra làcó hay không việc chính quyền xã đang “tiếp tay” cho cát tặc? Đề nghị UBND tỉnhThanh Hóa cần sớm có chế tài xử lý, quy trách nhiệm người đứng đầu chính quyền thìmay ra mới dẹp yên được nạn cát tặc nơi đây.Những chiếc tàu này chỉ hút cát đưa đi bán chứ không phải là nạo vét sông Lạch Trường. Ảnh: Văn Thanh

Năm 2010 do tranh giành lãnh địa khai thác cát, tại mỏ cát số 63 trên sông Mã thuộc địa bàn xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra một vụ hỗn chiến giữa 2 nhóm “cát tặc”. Hậu quả của vụ hỗn chiến đã làm 3 người chết và 6 người bị thương. Theo đó, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để  điều tra, xử lý nghiêm minh vụ việc trước pháp luật. 

Kỳ II: Các bãi tập kết cát chui khi nào bị cấm cửa

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm