Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ 2: Thấy gì trong những văn bản hành chính của huyện Từ Liêm?

Thứ sáu, 10/06/2016 - 10:15

(Thanh tra)- Trong vụ việc này, phần lỗi trước tiên phải nói đến sự dễ dãi của gia đình ông Đạt khi không hành chính hóa quan hệ dân sự với anh em trong nhà. Còn với chính quyền địa phương 2 cấp không rõ là do hạn chế nhận thức về kiến thức pháp luật hay vì lý do gì đó nên đã để vụ việc quá lâu, ngày thêm phức tạp?

Căn nhà số 16 được ông Thực xây không phép trên phần đất mẹ mình mượn người chú trong họ, nay không trả, gây tranh chấp khiếu kiện kéo dài. Ảnh: TQ

Trong chuỗi quá trình giải quyết đơn, chính quyền địa phương đã nhiều lần ban hành các văn bản có biểu hiện không căn cứ đúng thực tế và viện dẫn, áp dụng sai các quy định của pháp luật.

Đơn cử, Thông báo số 286/TB-UBND ngày 29/10/2012 do Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, ông Nguyễn Kim Vinh ký (v/v không giải quyết lại đơn tố cáo của công dân) vì cho rằng trước đó đã giải quyết đơn theo quy định của pháp luật rồi.

Theo đó, UBND huyện Từ Liêm nhận được của ông Đạt tố cáo ông Thực lấn chiếm đất xây dựng nhà trên phần đất của bố mẹ mình. UBND huyện Từ Liêm cho rằng, nội dung tố cáo này đã được UBND xã Tây Mỗ và UBND huyện Từ Liêm giải quyết. Cụ thể bằng các văn bản: Thông báo 274 ngày 30/3/2011 của UBND xã Tây Mỗ; các Thông báo: 608 (ngày 30/11/2011), 112 (ngày 28/5/2012) của UBND huyện Từ Liêm và Thông báo 827 (ngày 28/8/2012) của UBND xã Tây Mỗ.

Đối chiếu với nội dung cụ thể của các văn bản việc dẫn trên thì sự thật không như ông Vinh nêu.

Cụ thể, Thông báo 274 của UBND xã Tây Mỗ, trả lời về việc “Giải quyết tranh chấp đất giữa gia đình ông Lưu Tiến Đạt và gia đình ông Lưu Quý Thực”. Tại thời điểm này, việc xây dựng trái pháp luật của ông Thực chưa xảy ra và đương nhiên không có yêu cầu giải quyết. Thông báo 608 và Thông báo 112 của UBND huyện Từ Liêm, trả lời về việc giải quyết tranh chấp đất giữa 2 gia đình và đề nghị ông Đạt liên hệ với Toà án để giải quyết. Còn Thông báo 827 của UBND xã Tây Mỗ thì bất lực không giải quyết được tố cáo của ông Đạt với khẳng định “UBND xã Tây Mỗ đã ra các văn bản, áp dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết đối với công trình xây dựng trái phép… và kết quả không giải quyết được do ông Thực chưa tích cực phối hợp với UBND xã để giải quyết theo quy định”.

Do không đồng tình với Thông báo 286 kể trên, ông Đạt đã tiếp tố lên UBND TP Hà Nội. Kết quả được trả lời bằng Thông báo 140 của UBND TP Hà Nội với khẳng định, tố cáo của ông Đạt là có cơ sở. Đồng thời yêu cầu UBND quận Nam Từ Liêm xử lý nghiêm đối với vi phạm của ông Lưu Quý Thực trong việc xây dựng công trình không phép…

Ví dụ thứ hai chúng tôi đưa ra phân tích ở đây là Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 20/1/2016 của UBND quận Nam Từ Liêm do Phó Chủ tịch Lê Văn Sơn ký. Đây là quyết định giải quyết khiếu nại đầu tiên được UBND quận Nam Từ Liêm (và cả quá trình giải quyết trước đây của huyện Từ Liêm) thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Xin được nhắc lại, cũng vẫn nội dung vụ việc này, ngày 30/11/2011, UBND huyện Từ Liêm có Thông báo 608 cho rằng việc tranh chấp này không thuộc thẩm quyền của huyện mà của Tòa.

Bằng Quyết định 355, UBND quận Nam Từ Liêm bác đơn của ông Đạt với mấy lý do sau: “Ông Đạt không có giấy tờ về quyền sử dụng thửa đất của ông Lưu Văn Bộ và bà Trần Thị Nhàn; giấy tờ cho tặng ông Đạt tại thửa đất nêu trên hoặc giấy tờ ủy quyền đòi lại thửa đất nêu trên có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Ông Lưu Tiến Đạt có cung cấp giấy tờ bà Nguyễn thị Cúc (mẹ đẻ ông Thực) mượn đất đề ngày 16/8/1964 nhưng không có dấu xác nhận của cấp có thẩm quyền và không được coi là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất năm 2013”. Và “ông Lưu Quý Thực đã sử dụng ổn định, không có tranh chấp đến năm 2004 là đã 45 năm (1959 - 2004), đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, nay là Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP”…

Điều vô lý mà ông Sơn dẫn chiếu ra ở Quyết định 355 là:

Ông Bộ, bà Nhàn mua lại đất này từ năm 1958, thời điểm đó Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Sau này khi ông bà mất đi vào trước năm 1978, chủ chương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa được ban hành. Việc UBND quận Nam Từ Liên lại yêu cầu ông Đạt phải nộp các loại giấy tờ mà chính Nhà nước tại thời điểm đó cũng chưa có là điều vô lý.

Thửa đất này là tài sản của ông Bộ, bà Nhàn, nay họ mất đi đương nhiên ông Đạt được quyền thừa kế di sản theo quy định của pháp luật, mà không cần phải có các loại giấy tờ như: Tặng cho quyền sử dụng đất hoặc ủy quyền đòi lại đất… như trong Quyết định 355 đã viện dẫn và đòi hỏi.

Việc mượn đất kể trên là giao dịch dân sự, có người làm chứng và đã diễn ra từ năm 1964, tại thời điểm đó Nhà nước chưa có quy định nào về loại giấy tờ cho mượn tài sản như trên phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Hơn nữa, loại giấy tờ cho mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa hai cá nhân với nhau, pháp luật không quy định bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các giao dịch chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản. Thời điểm cho mượn đất diễn ra trên 50 năm, nhưng Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn lại viện dẫn Luật Đất đai 2013 áp dụng để cho rằng văn bản mượn đất không có xác nhận của chính quyền nên không được  thừa nhận - đây là cách hiểu không đúng với những gì đã xẩy ra do lịch sử để lại.

Trong Quyết định 355, UBND quận Nam Từ Liêm cho rằng ông Thực  đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 là trái quy định pháp luật hiện hành. Bằng hồ sơ thực tế, đây là thửa đất mẹ ông Thực xin mượn để làm nhà tạm ở và sinh sống. Như vậy, kể cả ông Thực sống hàng trăm năm trên thửa đất này cũng vẫn chỉ là đất mượn; bởi vì thửa đất trên không phải là đất hoang, đất có nguồn gốc rõ ràng và đã có chủ sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, ông Đạt được quyền và đã tiếp khiếu lên UBND TP Hà Nội. Ngày 14/3/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội có Văn bản 1417/UBND-TD giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiến nghị; báo cáo Chủ tịch UBND TP theo quy định.

Một vụ việc kéo dài trên một thập kỷ với nhiều văn bản đầy tính quan liêu, dẫn chiếu, áp dụng sai pháp luật kể trên tiếp tục được nối dài chưa có điểm kết thúc.

Chưa biết đến bao giờ, công trình xây dựng không phép của ông Thực được xóa bỏ theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội?

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm