Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hiện vật lịch sử cầu treo Bến Tắt nằm trong… kho doanh nghiệp?

Minh Tân

Thứ sáu, 25/08/2023 - 10:56

(Thanh tra) - Những hiện vật của cây cầu treo Bến Tắt bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải còn lại được xem là hiện vật hiếm hoi về một cây cầu sắt bắc qua Vĩ tuyến 17 lịch sử. Thế nhưng, 10 năm qua, chúng lại bị lãng quên, nằm trong kho bãi của một đơn vị doanh nghiệp.

Cầu treo Bến Tắt, điểm di tích thành phần trong hệ thống Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh”. Ảnh: Minh Tân

Sau khi Hiệp định Paris ký kết (27/1/1973), dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn mà trực tiếp là Trung đoàn 99 công binh được lệnh thi công cầu treo Bến Tắt trên trục đường 15 nối từ xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vào Đường 9 (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển nhanh hàng hóa, vũ khí và cơ động lực lượng vào tham gia chiến dịch Tổng tấn công, nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Cùng chung sức với Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian này Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Xây dựng đã cử các đoàn cán bộ chuyên môn kỹ thuật, sinh viên, chuyên gia cầu đường vào nghiên cứu địa chất, thiết kế nền móng cầu cống.

Cầu treo Bến Tắt được khởi công xây dựng từ tháng 1/1974 và sau hơn 10 tháng khẩn trương thi công đến tháng 11/1974, cầu được hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ chiến trường miền Nam.

Thời điểm này, cầu có chiều dài 100m, rộng 6m, hai mố cầu được đúc bằng bê tông cốt thép với hai khung sắt cỡ lớn dựng đứng được liên kết bởi 8 đường dây cáp treo, cấu trúc cáp treo với nhịp vượt hơn 100m bắc qua sông Bến Hải, nền cầu lát bê tông, hai bên phần bộ hành lát gỗ rộng 0,75m. Cầu có sức tải cho xe 10 tấn.

Cầu treo Bến Tắt được đánh giá là chiếc cầu hiện đại nhất trên tuyến đường Trường Sơn thời bấy giờ.

Sau ngày đất nước thống nhất, cầu treo Bến Tắt vẫn tiếp tục sứ mệnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Với vai trò và giá trị lịch sử quan trọng đó, cầu treo Bến Tắt được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1986 và cầu treo Bến Tắt là một trong điểm di tích thành phần được Thủ tướng xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Sau 31 năm phục vụ hàng triệu lượt xe, người qua lại, đến năm 2005, cây cầu lịch sử bị lũ cuốn trôi, hầu hết kết cấu của cầu bị đẩy xuống lòng sông.

Với vai trò và ý nghĩa lịch sử quan trọng của di tích này, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã đầu tư gần 22,5 tỷ đồng nhằm phục dựng lại di tích cầu treo Bến Tắt. Năm 2012, chiếc cầu mới được phục dựng ngay trên vị trí của cây cầu cũ nhằm làm phong phú cụm di tích trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Điều đáng nói, dù mang ý nghĩa lịch sử quan trọng là vậy nhưng những hiện vật còn lại của cây cầu treo Bến Tắt vẫn bị lãng quên suốt 10 năm qua. Báo cáo của Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Trung tâm) cho biết: Năm 2012, trong thời gian thi công, phục dựng lại cầu treo Bến Tắt, nhằm có mặt bằng triển khai, đơn vị thi công là Công ty CP (Cty) Cát Hưng Thịnh có trụ sở tại TP Đông Hà, Quảng Trị đã chủ động vận chuyển toàn bộ kết cấu thép của di tích cầu treo Bến Tắt về kho của công ty tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà. Đồng thời, chọn lựa đưa 20% cấu kiện thép dầm còn có khả năng tái sử dụng vào công trình.

Những hiện vật lịch sử còn sót lại của cầu treo Bến Tắt để trong kho bãi của công ty suốt hơn 10 năm qua. Ảnh: Minh Tân

Theo ông Nguyễn Quang Chức, Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, số hiện vật cầu treo Bến Tắt hiện còn lại: 20 thanh dầm dọc I370 dài 12,2m, 20 thanh dầm ngang I480 dài 6,4m, 1 hộp trụ cổng kích thước 1,2m x 6,75m, 1 trụ cổng I580 dài 6,4m, 1 trụ cổng I480 dài 10,2m và 2 cuộn dây cáp chủ. Tuy nhiên, những hiện vật này vẫn để ngoài trời trong khuôn viên của công ty.

“Mong muốn của Trung tâm là đưa số hiện vật này về trưng bày phục vụ cho nhân dân và du khách trong và ngoài nước về một trong những công trình di tích quan trọng trong cụm di tích lịch sử cấp quốc gia dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đây là hiện vật quý báu cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, ông Chức chia sẻ.

Trước tình trạng hiện vật lịch sử mang ý nghĩa đặc biệt bỏ mặc hoang phế suốt 10 năm qua, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Trị cho biết, việc này do “lịch sử trước đây” để lại, vì ông mới nhậm chức. “Hiện Sở đang yêu cầu các phòng nghiệp vụ, Trung tâm tham mưu có phương án cụ thể đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị nhằm sớm đưa hiện vật cầu treo Bến Tắt về nhằm có phương án quản lý, bảo vệ, trưng bày theo quy định”.

Trong khi đó, người đại diện của Cty Cát Hưng Thịnh cho biết, những năm qua, phía công ty đã nhiều lần đề xuất ngành Văn hóa tỉnh Quảng Trị có biện pháp thu hồi, đưa những hiện vật cầu treo Bến Tắt về nhằm trả mặt bằng cho công ty nhưng đến giờ này vẫn chưa có hồi đáp phương án cụ thể. Đồng thời, phía công ty cũng đề xuất ngành văn hóa, UBND tỉnh Quảng Trị có phương án hỗ trợ số tiền trông coi, bảo vệ cũng như chi phí vận chuyển trong thời điểm trước. “Đến giờ này, vẫn chưa có phương án cụ thể như thế nào, công ty cũng mệt mỏi khi trông coi những hiện vật này suốt 10 năm qua rồi”, đại diện phía Cty Cát Hưng Thịnh chia sẻ.

Liệu hơn 10 năm qua, những hiện vật trên có còn được lưu giữ, bảo quản đầy đủ và nguyên vẹn?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm