Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/06/2018 - 10:51
(Thanh tra)- Dự án “khủng” nuôi bò với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, được triển khai với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy ngành chăn nuôi công nghệ cao phát triển tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, qua gần 3 năm đi vào hoạt động, dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) làm chủ đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập, hiện đang trong tình trạng “sống dở chết dở".
Trang trại chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà xuống cấp sau 3 năm đi vào hoạt động. Ảnh: HY
Thua lỗ hàng trăm tỷ đồng
Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1300/QĐ-UBND, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Bình Hà làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 4.582 tỉ đồng, được triển khai trên diện tích 2.163,5ha ở 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh .
Khi triển khai dự án, nhà đầu tư đã “vẽ" ra bức tranh về một “đại dự án” chăn nuôi bò lớn nhất khu vực miền Trung. Với quy mô 254.200 con bò/năm, hứa hẹn sẽ góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao, là nguồn cung cho thị trường xuất khẩu và nội địa, hàng năm mang lại lợi nhuận bình quân từ 1.000-1.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.000 lao động địa phương ở Hà Tĩnh...
Kỳ vọng vào dự án này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng dự án, bắt đầu bằng việc điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch rừng sản xuất trên địa bàn 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho Công ty Bình Hà 819ha đất.
Trong dự án này, Công ty Bình Hà được 1 ngân hàng TMCP cho vay hơn 2.000 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng này sẽ tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Sau khi được chính quyền “trải thảm đỏ" và ngân hàng “rót vốn”, Công ty Bình Hà nhanh chóng giải phóng mặt bằng, sử dụng 86ha đất để xây dựng hệ thống chuồng trại, trung tâm điều hành. Diện tích còn lại được quy hoạch trồng cỏ chăn nuôi. Từ quý 3/2015, Công ty Bình Hà nhập 30.000 con bò từ Úc đưa về trang trại phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, trại bò này mới chỉ nhập về gần 44.000 con bò. Trung bình mỗi năm nhập về 15.000 con, bằng 6% quy mô đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ông Trần Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh) cho biết: “Đến thời điểm hiện tại thì tổng đàn bò chỉ còn lại gần 800 con, sắp tới Công ty Bình Hà có kế hoạch chuyển thêm 300 con về, nâng tổng số đàn bò tại trang trại này lên 1.100 con”.
Tại Báo cáo số 157/BH của Công ty Bình Hà ngày 19/9/2017 cũng thừa nhận, công ty đã đầu tư vào dự án này với số tiền 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn và thua lỗ. Riêng năm 2016 công ty lỗ hơn 200 tỉ đồng.
Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Không chỉ thua lỗ ở hạng mục chăn nuôi bò, trong 3 năm, Công ty Bình Hà “dính” nhiều sai phạm liên quan đến lĩnh vực môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cụ thể, Công ty Bình Hà hiện vẫn chưa hoàn thiện các hạng mục bảo vệ môi trường. Người dân đã phát hiện và phản ánh đến cơ quan chức năng việc bò của Công ty Bình Hà bị bệnh chết nhưng công ty đem chôn không đúng quy trình, gây ô nhiễm môi trường. Khi nhận được phản ánh của người dân, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng loạt hạng mục bảo vệ môi trường chưa được hoàn thiện, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã ra quyết định phạt Công ty Bình Hà 140 triệu đồng.
Do quy mô đàn bò không đúng như cam kết ban đầu, gần đây Công ty Bình Hà đã tự ý chuyển đổi hàng trăm ha đất từ trồng cỏ sang trồng chuối, mặc dù việc chuyển đổi này chưa được UBND tỉnh chấp thuận. Cụ thể, theo báo cáo của Công ty Bình Hà, công ty này đang có kế hoạch chuyển 575 ha trồng cỏ sang trồng giống chuối Cavendish, loại chuối này được công ty nhập về từ Nam Mỹ. Qua tìm hiểu, hiện nay Công ty Bình Hà đã chuyển đổi 190ha trồng cỏ sang trồng chuối.
Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên cho biết, việc Công ty Bình Hà chuyển sang trồng chuối là tự phát, không nằm trong danh mục được cơ quan Nhà nước chấp thuận đầu tư. Hiện, chính quyền các cấp đã phối hợp kiểm tra và yêu cầu công ty giải trình. Theo công ty Bình Hà, sở dĩ phải xin chuyển sang trồng chuối vì diện tích trồng cỏ hiện nay được đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt từ Isarel chi phí rất cao, trong khi cỏ được trồng trên đất đồi nên năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. “Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cần phải làm lại đề án, phân tích đánh giá tác động môi trường trình cơ quan thẩm quyền cho phép, khi có chủ trương mới được làm. Nếu không sử dụng đúng thì địa phương có thể đề xuất lên tỉnh xem xét thu hồi dự án”, ông Hà cho biết thêm.
Nói về hiệu quả dự án trại bò Bình Hà sau 3 năm triển khai, ông Hoàng Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, hiện nay sở đang yêu cầu Công ty Bình Hà báo cáo lại về dự án chăn nuôi. Còn việc công ty này chuyển đổi diện tích đất từ trồng cỏ sang trồng chuối tỉnh vẫn chưa cho phép.
Một dự án “đầu voi đuôi chuột" triển khai gần 3 năm thua lỗ hàng trăm tỷ đã gây ra hệ lụy kéo dài, trong khi người dân ở khu vực này đang “khao khát” quỹ đất sản xuất thì lại để Công ty Bình Hà lãng phí hàng trăm ha đất. “Nếu như công ty làm ăn thua lỗ, rất mong chính quyền trả lại đất để chúng tôi tiếp tục sản xuất", một người dân xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) nói lên nguyện vọng.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV