Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Người dân lo ngại tình trạng khai thác cát ảnh hưởng đến an toàn phòng chống lụt bão

CTV Hải Hồng

Thứ hai, 05/06/2023 - 15:51

(Thanh tra) - Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, có doanh nghiệp đang cho nhiều tàu sang hút cát tại địa bàn giáp ranh trên.

Toàn cảnh tàu hút cát tại khu vực địa giới hành chính xã Phú Châu

Trên địa bàn xã Phú Châu không có mỏ cát nào được cấp phép nhưng lợi dụng địa bàn giáp ranh giữa ba xã gồm xã Phú Châu, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội và xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, các đối tượng khai thác cát trái phép thường xuyên “xâm phạm” địa bàn xã để khai thác. Thời điểm hiện tại, mặc dù sắp đến mùa mưa lũ nhưng tình trạng này vẫn diễn ra nhức nhối gây bức xúc trong dư luận.

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, có doanh nghiệp cho nhiều tàu sang hút cát tại địa bàn giáp ranh trên. Các tàu khai thác cát này có công suất lớn lên đến hàng trăm m3/tàu. Thời gian khai thác bắt đầu từ lúc 4 - 5 giờ sáng đến 7 giờ tối. Người dân lo ngại nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ không những làm thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách mà gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và an toàn phòng chống thiên tai, lụt bão.

Tiếp nhận phản ánh từ phía người dân, trong những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2023, phóng viên đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận thực tế.

Khảo sát cho thấy, việc phản ánh của người dân là có cơ sở.

Tại các ngày 28 - 30/5, 1 - 2/6, tại địa giới hành chính xã Phú Châu giáp ranh với thị trấn Tây Đằng, mỗi ngày từ 4 đến 6 tàu, có lúc còn nhiều hơn khai thác cát. Các tàu này vươn vòi bạch tuộc cắm sâu đục khoét lòng sông.

Các tàu hút cát này ngang nhiên hoạt động từ khoảng 4, 5h sáng. Điều này trái với khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020, quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông của Chính phủ, trong đó có nội dung: “Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm…”.

Tàu hút cát lúc 6h sáng ngày 2/6/2023

Điều đáng nói, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên quan sát thấy xung quanh địa điểm khai thác xuất hiện các đối tượng ngồi trên xe máy, nghi vấn là được thuê để làm nhiệm vụ cảnh giới hòng tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Thậm chí, có đối tượng còn đe doạ không cho phóng viên đứng tại bãi chuối ghi hình, chụp ảnh về tình trạng khai khác cát với lý do họ là người chịu trách nhiệm trông coi bãi chuối, sợ phóng viên làm gì gây tổn thất cho bãi chuối đó. Còn một số người khác phóng viên đi tới đâu theo chân tới đó.

 Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

Về vị trí khai thác, theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, doanh nghiệp này được UBND TP Hà Nội cho thuê 200.000m2 đất bãi nổi sông Hồng tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì để khai thác cát làm vật liệu san lấp tại Quyết định số 6439/QĐ-UB ngày 27/5/2015. Diện tích khu vực khai thác được giới hạn bởi các điểm góc có toạ độ xác định theo phục lục số 1, 2 của giấy phép; mức sau được phép khai thác đến mức +6,5m; trữ lượng địa chất cấp 122: 5.154.870m3, trữ lượng khai thác 5.039.383m2; công suất khai thác 725.000m3/năm; thời gian khai thác 10 năm (trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ 01 năm và thời gian đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường 01 năm, khai thác vào mùa kiệt từ 31/10 năm trước đến 15/5 năm sau).

Bản đồ 364 địa giới hành chính xã Phú Châu

Ngày 29/6/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 1780/SNN-ĐĐ gửi Cục Thuế về việc xác định thời gian mùa lũ, tạm ngừng hoạt động khai thác bãi nổi sông Hồng… Theo đó, thời gian khai thác cát tại bãi nổi Sông Hồng, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì từ ngày 15/6 đến ngày 15/10 hàng năm phải tạm dừng hoạt động.

Để làm rõ vị trí mà các tàu khai thác cát đang hoạt động, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tây Đằng và cán bộ địa chính UBND thị trấn Tây Đằng. Tại buổi làm việc ông Thăng và cán bộ địa chính xác định, nếu đúng như hình ảnh mà phóng viên cung cấp thì doanh nghiệp đang khai thác cát tại vị trí thuộc địa giới hành chính của xã Phú Châu.

Tuy nhiên, khi làm việc với ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Châu, thì ông Quảng lại cho rằng, xã chỉ có bản đồ 364, địa giới hành chính chỗ mà các tàu cát đang khai thác đó “nhập nhèm”, nên không xác định được là thuộc địa phận xã nào!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm