Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Nghĩa – Đình Thanh
Thứ năm, 31/10/2024 - 21:44
(Thanh tra) - Liên quan đến việc gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng ở Tây Ninh gần 20 năm đi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đại diện gia đình cho biết đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng từ địa phương đến Trung ương. Tuy nhiên, đến nay chính quyền Thị xã Trảng Bàng vẫn chưa triển khai cấp GCNQSDĐ cho gia đình.
Toàn cảnh khu đất xin cấp giấy chứng nhận của ông Trần Văn Thức (ảnh Đ.T))
Gia đình liệt sĩ, có Mẹ Việt Nam Anh hùng kêu cứu
Như Báo Thanh tra đã phản ánh, gia đình ông Trần Văn Thức (trú tại ấp Lộc Thuận, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng (nay là thị xã Trảng Bàng), tỉnh Tây Ninh) đang sinh sống trên mảnh đất có diện tích hơn 7,9 ha được ông Trần Văn Khê (cha ông Trần Văn Thức) khai phá trước năm 1945 và từ năm 1976 đến nay thì ông Thức tiếp quản, khai thác sử dụng ổn định không có tranh chấp với ai.
Năm 2004, gia đình ông Thức đã làm đơn xin cấp GCNQSDĐ nhưng được UBND huyện Trảng Bàng trả lời không đủ cơ sở để cấp. UBND huyện Trảng Bàng cho rằng, phần đất này được Nhà nước giao cho UBND xã Hưng Thuận quản lý từ năm 1981.
Về nguồn gốc đất theo UBND huyện Trảng Bàng tại Văn bản số 17/UBND ký ngày 15/01/2007 về việc trả lời đơn khiếu nại của ông Thức, huyện cho rằng, phần đất ông Thức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích 49.933m2, nguồn gốc đất này trước năm 1975 là đất rừng chồi, sỏi đá không ai khai vỡ hay sản xuất. Tổng diện tích khu vực này là 13ha. Trong đó đất công do UBND xã Lộc Hưng nay giao cho UBND xã Hưng Thuận quản lý là 10,8ha, phần còn lại là khu vực di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ ông Cả Đặng Văn Trước.
Năm 1981, UBND huyện Trảng Bàng có chủ trương đổi sỏi phún lấy tro dừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, lúc này là Xí nghiệp Khai thác sỏi phún Bến Tre đến khai thác.
Năm 1986, Xí nghiệp Khai thác sỏi phún Bến Tre rút đi thì khu đất này do Văn phòng Huyện ủy huyện Trảng Bàng quản lý xây dựng lò gạch. Khi lò gạch không còn hoạt động nữa thì giao cho UBND xã Lộc Hưng quản lý dùng làm quỹ đất công của địa phương.
Trường hợp ông Thức xin cấp GCNQSDĐ diện tích 49.933m2 tọa lạc tại ấp Lộc Thuận, xã Hưng Thuận Huyện Trảng Bàng không xem xét giải quyết vì là đất công do UBND xã Hưng Thuận quản lý.
Tuy nhiên, phía gia đình ông Thức cho rằng: “Năm 1981-1985, Xí nghiệp Khai thác cát sỏi tỉnh Bến Tre cùng chính quyền địa phương trực tiếp trao đổi với ông mong mượn một phần đất để khai thác sỏi phún trên diện tích đất mượn, khi nào không khai thác nữa sẽ trả mặt bằng cho gia đình ông (thỏa thuận bằng miệng).”
“Sau khi Xí nghiệp Khai thác sỏi phún Bến Tre không khai thác nữa đã trả mặt bằng cho gia đình ông, năm 1986, gia đình ông tiếp tục trồng cây tràm trên diện tích đất xí nghiệp đã trả lại đến nay, hiện đã lớn thành rừng, chưa khai thác", ông Thức cho biết thêm.
Bức xúc với quyết định của UBND huyện Trảng Bàng, ông Thức và gia đình đã nhiều lần kiến nghị, khiếu nại và gửi đơn nhiều nơi, từ cấp địa phương đến Trung ương, và nhiều cơ quan bộ, ngành đã vào cuộc xem xét.
Năm 2010, ông Nguyễn Văn Cờ (nguyên chủ tịch UBND huyện Trảng Bàng năm 1982) và ông Trương Văn Rân (nguyên Bí thư xã Lộc Hưng) xác nhận thời điểm năm 2008 (ngày 15/07/2008): Trong cuộc đối thoại tại xã Hưng Thuận, do Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra tỉnh Tây Ninh chủ trì, có UBND huyện Trảng Bàng tham dự. Ông Cờ đã khẳng định là lúc đương chức đã từng đi vận động gia đình ông Thức cho khai thác sỏi phún để đổi lấy tro dừa phục vụ nông nghiệp vì Tây Ninh và Bến Tre là 2 tỉnh kết nghĩa. Ông Thức thống nhất cho Xí nghiệp Khai thác sỏi phún làm, nhưng sau phải trả mặt bằng đất màu cho ông canh tác. Việc này là ông Cờ và ông Rân đi vận động. Ông Thức đồng ý bằng miệng, không có văn bản. Nhưng trong Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 27/07/2010 do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành giải quyết khiếu nại của ông Trần Văn Thức lại không ghi nhận điều này.
Ngày 15/2/2017, ông Thức làm đơn khởi kiện UBND tỉnh Tây Ninh đến TAND tỉnh Tây Ninh với hành vi không cấp GCNQSDĐ.
Ngày 08/10/2018, TAND tỉnh Tây Ninh đã bác đơn khởi kiện của ông Thức bằng Bản án hành chính sơ thẩm số 14/2018/HC-ST.
Ông Thức tiếp tục kháng cáo lên TAND Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Bản án phúc thẩm hành chính số 566/2019-HC-PT ngày 19/8/2019 của TAND Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quyết định: “Xác định hành vi hành chính của UBND huyện Trảng Bàng về việc không cấp GCNQSDĐ trong toàn bộ diện tích 79.837m2 tọa lạc tại ấp Lộc Thuận, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh là trái quy định của pháp luật”.
“Buộc UBND huyện Trảng Bàng thực hiện hành vi hành chính về việc cấp GCNQSDĐ cho ông Trần Văn Thức đối với các phần diện tích đất ông Thức đã sử dụng hợp pháp trong diện tích 79.837m2 tọa lạc tại ấp Lộc Thuận, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh theo quy định của pháp luật”.
Sau khi TAND Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định, UBND huyện Trảng Bàng vẫn chưa cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Thức.
Đến nay, gia đình ông Thức vẫn mòn mỏi chờ đợi UBND thị xã Trảng Bàng (trước là UBND huyện Trảng Bàng) cấp GCNQSDĐ.
Lại mòn mỏi chờ đợi
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thắng, hàng xóm với gia đình ông Thức (từ trước năm 1975) chia sẻ: “Ông Thức đã khai thác và sử dụng đất để trồng điều từ trước năm 1975, đến khi cây điều đã già và không ra trái được nữa thì ông Thức đã chặt bỏ chuyển sang trồng tràm. Như vậy, trước năm 1975, gia đình ông Thức đã sử dụng mảnh đất này và không tranh chấp gì với ai”.
“Bệnh tình cha tôi ngày càng già yếu, đến nay đã 96 tuổi nhưng ông cụ vẫn bức xúc vì không được cấp GCNQSDĐ làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe,” bà Trần Thị Gái (con của ông Thức) chia sẻ.
Được cấp GCNQSDĐ là quyền lợi hợp pháp của công dân, thế nhưng đã hơn 20 năm qua, gia đình ông Thức vẫn phải mòn mỏi chờ đợi, suốt ngày phải sống trong hoang mang, lo lắng không biết lúc nào mới được sở hữu chính thức mảnh đất mà gia đình đã canh tác từ năm 1945 đến nay.
Để tìm hiểu thông tin được đa chiều, khách quan, PV Báo Thanh tra đã đặt nhiều câu hỏi đề nghị UBND thị xã Trảng Bàng cung cấp thông tin. Đến thời điểm hiện tại, thị xã Trảng Bàng vẫn chưa phản hồi lại những vấn đề mà PV nêu ra.
Luật Báo chí 2016 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết”.
Gia đình ông Trần Văn Thức có nhiều đóng góp, hy sinh cho cách mạng, và chỉ có mong muốn duy nhất được xem xét, giải quyết nguyện vọng chính đáng của gia đình, Báo Thanh tra đã liên hệ với lãnh đạo UBND Thị xã Trảng Bàng nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu Xây lắp công trình thuộc Dự án Đường giao thông từ bản Cây Sú đến khu tái định cư thôn Tân Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Văn phòng HĐND & UBND huyện Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Gói thầu có giá 4,269 tỷ đồng, phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) từ ngày 20 - 27/4/2024, do Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng tổng hợp Tiến Minh tư vấn lập HSMT, đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT); Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng tổng hợp Tiến Hưng thẩm định HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Hải Viên
10:43 28/11/2024(Thanh tra) - Sau khi Báo Thanh tra thông tin về việc Công ty TNHH Hồng Phượng (Công ty Hồng Phượng) phải nộp 605.321.986 đồng vào ngân sách Nhà nước sau thanh tra thuế, phóng viên tiếp tục tìm hiểu về đơn vị này, được biết Công ty Hồng Phượng từng khai thác khoáng sản bất hợp pháp và bị xử phạt 320 triệu đồng.
Văn Thanh
14:00 27/11/2024Công Thắng - Nguyễn Long
11:45 27/11/2024Nam Dũng
07:30 27/11/2024Minh Tân
07:00 27/11/2024Công Thắng - Nguyễn Long
20:05 26/11/2024Lê Hữu Chính
Vũ Linh
Hương Giang
Phương Anh
Hải Hà
Trần Quý
Thái Hải