Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Được cát, “nát” cầu Hà Nha

Ngọc Phó

Thứ năm, 08/04/2021 - 07:16

(Thanh tra) - Chỉ một đoạn sông ngắn nằm trên, dưới cây cầu Hà Nha chừng hơn 200m (giữa xã Đại Đồng và Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã có 3 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi dưới lòng sông.

Công ty Trường Lợi tự thay đổi công nghệ khai thác bằng tàu hút cát dưới lòng sông bơm lên bờ… Ảnh: N.P

Vì lợi nhuận, có doanh nghiệp bất chấp các quy định, tự đưa tàu bơm vòi rồng hút cát sâu dưới dòng sông để lấy được nhiều cát; dễ gây sạt lở ruộng đồng, làng quê và đe doạ đến an toàn của cầu Hà Nha.

Theo quan sát của PV, từ nhiều tháng nay, bên trên và dưới chân cầu Hà Nha có 2 doanh nghiệp đua nhau khai thác cát là Công ty Nguyên Thịnh Phát (chủ mỏ tại thôn Vĩnh Phước, xã Đại Đồng, Đại Lộc; được cấp phép vào ngày 16/11/2016) và Cty Trường Lợi (chủ mỏ tại thôn Ngọc Kinh Đồng, xã Đại Hồng, được cấp phép khai thác vào ngày 19/8/2017).

Theo báo cáo kinh tế - kỹ thuật của 2 doanh nghiệp trên được phê duyệt, việc lựa chọn hệ thống khai thác áp dụng cho mỏ cụ thể như sau: Mỏ có địa hình tương đối bằng phẳng, máy xúc và ô tô có thể di chuyển dễ dàng trên bề mặt địa hình, tiến hành khai thác bằng lớp bằng, dùng máy xúc cát lên xe vận chuyển đi. Cứ thế, quá trình khai thác như vậy hết khoảnh này đến khoảnh tiếp theo cho đến khi hết diện tích cát được đánh giá (khai thác bằng phương pháp lộ thiên).

… và múc lên xe đưa đi tiêu thụ

Tuy nhiên, sau khi được cấp phép khai thác lộ thiên, các doanh nghiệp này đã tự ý thay đổi công nghệ khai thác bằng cách dùng tàu hút công suất lớn, bơm cát dưới lòng sông lên bờ để xúc vận chuyển đi khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bên cạnh đó, theo quy định mỗi khu vực mỏ chỉ được sử dụng 2 - 3 xe múc có gàu 0,8m3 và 10 xe vận chuyển dưới 9 tấn; nhưng thực tế tại mỏ cát của Công ty Trường Lợi dùng đến 5 - 6 máy hút cát công suất lớn để hút cát dưới lòng sông bơm lên bờ. Đoàn xe vận chuyển cát tại đây tăng lên vài chục xe có tải trọng lớn; nhất là các xe “Hổ Vồ” từ Thừa Thiên - Huế và các tỉnh phía Bắc đưa vào vận chuyển cát với khối lượng 16 - 18 tấn/xe.

Chính cách làm tuỳ tiện trên đã diễn ra công khai, kéo dài; bất chấp các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường; nhưng chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm minh; dẫn đến tình trạng “nhờn luật” kéo dài từ tháng này sang năm khác.

Khu vực mỏ của Công ty Trường Lợi có đến 5 - 6 máy bơm hút cát khi chưa được phép

Trao đổi với PV, nhiều người dân ở làng Hoà Thanh (Đại Đồng) cho biết, do Công ty Trường Lợi khai thác cát bừa bãi dưới cầu Hà Nha 100m, từng gây sạt lở bãi bồi, bờ tre và đe doạ nhà ở của dân và đã có đơn khiếu kiện nhưng chưa được xử lý triệt để.

“Cứ đà khai thác cát này, không biết mùa mưa lũ đến, cây cầu Hà Nha có còn trụ vững để đảm bảo giao thông lên vùng Tây Nguyên và thông tuyến hành lanh kinh tế Đông - Tây nữa không” - một chuyên gia cầu đường lo lắng.

Theo Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đã nêu, UBND cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ… trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông, hồ, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn.

Mỗi ngày rút ruột cả ngàn m3 cát dưới sông Vu Gia

UBND huyện ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ tịch UBND cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật…

Quy định là vậy, nhưng thực tế những gì diễn ra tại các mỏ cát khu vực cầu Hà Nha cho thấy, sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát.

Nhiều đoàn xe “Hổ Vồ” tải trọng 50 - 60 tấn/xe vào lấy cát của Công ty Trường Lợi

Để tăng cường quản lý việc khai thác khoáng sản trên địa bàn theo Nghị định số 23/2020 của Chính phủ, ngày 26/1/2021, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 496/UBND-KTN yêu cầu tất cả bến, bãi phải lắp đặt trạm cân, có kết nối Wifi, camera ghi hình và cung cấp cho ngành Thuế để giám sát, theo dõi khối lượng cát, sỏi mua bán tại bến; cung cấp cho UBND huyện và Thanh tra Giao thông vận tải (GTVT) để quản lý tải trọng xe…

Thời gian hoàn thành trước ngày 30/3/2021. Sau ngày này, nếu bến, bãi không hoàn thành sẽ thu hồi giấy phép hoạt động bến.

Tiếp đó, Sở  GTVT Quảng Nam đã chỉ đạo Thanh tra GTVT kiểm tra, đôn đốc các chủ bến, bãi trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước ngày 30/3/2021.

Song, đến ngày 7/4, mới chỉ có 2/8 bến cát lặp đặt trạm cân và camera ghi hình phương tiện ra vào bến. Các bến cát còn lại chưa trang bị trạm cân và nếu có lắp đặt camera cũng chưa đảm bảo theo quy định, chưa bàn giao mật khẩu đường truyền camera cho UBND huyện và Thanh tra Sở GTVT để theo dõi, quản lý.

Hiện trên tuyến sông Thu Bồn II và Vu Gia, có 4/8 mỏ chưa được chấp thuận phương án điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa phục vụ khai thác; trong đó có mỏ của Công ty Nguyên Thịnh Phát.

Xe chở cát quá tải nhưng rất ít bị xử lý

Trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Nam đã phát hiện, xử lý 4 mỏ khai thác cát, sỏi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ, với số tiền 46 triệu đồng; trong đó có Công ty Trường Lợi, Công ty Hiệp Hưng…

Trước thực trạng trên, ngày 2/4/2021, Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam Văn Anh Tuấn ký Công văn số 808/SGTVT-QLCLCT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi giấy phép khai thác của các mỏ vi phạm này.

Trong khi lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan ở Quảng Nam chú trọng, năng động đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường quản lý khoáng sản, nhằm trả lại sự bình yên cho dòng sông Thu Bồn, Vu Gia chảy qua địa phận tỉnh; thì ngành TN&MT (đơn vị chủ công) và chính quyền huyện Đại Lộc vẫn xem thường trách nhiệm quản lý, để các doanh nghiệp khai thác cát bừa bãi, mặc sức rút ruột các dòng sông…

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm