Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp bên bờ vực phá sản kêu cứu, địa phương có cần xem xét tháo gỡ?

Văn Nguyên

Thứ hai, 12/06/2023 - 21:48

(Thanh tra) - Nguyên nhân dẫn tới Công ty TNHH MTV Đại Sơn có nguy cơ phá sản bắt nguồn từ sai phạm của lãnh đạo Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương giai đoạn trước 2016…

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. Ảnh: ĐN

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì sai phạm của khóa trước?

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương liên tiếp ra thông báo và yêu cầu Công ty TNHH MTV Đại Sơn thanh lý hợp đồng trước thời hạn và bàn giao mặt bằng lại cho bệnh viện nhằm chấm dứt các sai phạm tồn đọng từ trước (theo Kết luận thanh tra số 05/KL-STNMT ngày 27/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương).

Nhận thấy có nhiều bất cập và cách xử lý không thỏa đáng của bệnh viện nên doanh nghiệp đã gửi văn bản tới Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan tổ chức trong thời gian vừa qua, trong đó mong muốn và đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cùng các cấp lãnh đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm việc với Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương, đại diện bệnh viện cho biết, những sai phạm cũ được chỉ ra qua kết luận của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh năm 2016, Sở Y tế và bệnh viện đã tiến hành kỷ luật những người có liên quan. Hiện nay yêu cầu doanh nghiệp thanh lý trước hợp đồng vì để chấm dứt những sai phạm còn tồn đọng, và cũng theo phụ lục hợp đồng đến hết năm 2020 là kết thúc, theo chủ trương của tỉnh.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, năm 2011, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương đã ký Hợp đồng cho thuê mặt bằng số 01-HĐ/BV ngày 25/4/2011 với Công ty TNHH MTV Đại Sơn, diện tích cho thuê hiện trạng là đất ao chưa xây dựng. Thời gian thuê là 15 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Việc bệnh viện cho doanh nghiệp thuê đất là vi phạm pháp luật về đất đai (căn cứ Điều 173 Luật Đất đai 2013; Điều 109 Luật Đất đai 2003); chưa đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất, chưa kê khai với cơ quan quản lý đất đai (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh) là vi phạm Điều 107 Luật Đất đai 2003, Điều 170 Luật Đất đai năm 2013.

Tiếp đó, ngày 25/5/2011, bệnh viện ký Hợp đồng hợp tác số 255/HĐHTKD/YHCT-ĐS và giao 3.380m2 diện tích ao chưa xây dựng cho Công ty TNHH MTV Đại Sơn để cùng nhau xây dựng và kinh doanh thương mại. Thời gian hợp tác là 15 năm (kết thúc hợp đồng vào năm 5/2026). Việc hợp tác này sau đó được UBND tỉnh đồng ý chủ trương tại Thông báo số 03/TB-VP ngày 03/01/2012 với nội dung nhất trí chủ trương cho phép “xây dựng, bổ sung một số hạng mục… nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân", yêu cầu “sử dụng đất đúng mục đích… nếu có dùng nguồn vốn liên doanh liên kết thì thời gian thực hiện không quá năm 2020”.

Việc UBND tỉnh Hải Dương đồng ý chủ chương và cho phép thời gian tối đa chỉ đến hết năm 2020 khi dùng nguồn vốn liên doanh liên kết để xây dựng các công trình, hạ tầng của bệnh viện, không dùng nguồn vốn công là bởi tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng, do tỉnh đã có chủ chương di chuyển bệnh viện về phía Nam thành phố (giai đoạn 2015 - 2020).

Văn bản do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hải Dương ban hành năm 2011

Đầu tư hạ tầng đẹp xong cho đơn vị ruột bác X vào?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc ký hợp đồng cho thuê đất và ký kết hợp tác với Công ty TNHH MTV Đại Sơn, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương còn ký kết cho thuê mặt bằng với nhiều đơn vị khác. Tuy nhiên, duy nhất có Doanh nghiệp Đại Sơn được tỉnh đồng ý chủ trương, sau đó được UBND thành phố Hải Dương cấp phép xây dựng (Giấy phép số 356/GPXD ngày 20/04/2012).

Tại thời điểm bàn giao đất cho thuê (05/2011), hiện trạng cơ sở vật chất của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương đã xuống cấp (bệnh viện thành lập từ năm 1968). Vị trí ao - hồ sen do người dân thiếu ý thức vứt rác, xác động vật chết xuống làm nước hồ màu đen, bốc mùi hôi tanh, làm ảnh hưởng tới bệnh viện và khu dân cư xung quanh, gây mất mỹ quan đô thị.

Chính vì vậy, bệnh viện đã làm Tờ trình số 25/TTr-BV xin phép Sở Y tế và UBND tỉnh Hải Dương cho phép liên doanh Công ty TNHH MTV Đại Sơn cùng đầu tư xây dựng (bao gồm san lấp hồ, xây dựng ki ốt bán, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ khác; xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trạm điện…).

Bà Trần Thị Thanh Huyền - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đại Sơn. Ảnh: ĐN

Bà Trần Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đại Sơn cho biết, đến nay Đại Sơn đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho chi phí xây dựng hạ tầng bao gồm san lấp hồ sen, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trạm điện, xây dựng các ki ốt, nhà vật lý trị liệu… theo đúng quy hoạch và giấy phép xây dựng được UBND thành phố cấp năm 2012.

Bà Huyền thừa nhận có sai phạm khi không dành 570m2 đất để xây hồ điều hòa, mà thay vào đó làm nhà để xe. Doanh nghiệp đã tự ý thay đổi công năng sử dụng các công trình theo quy hoạch (nhà vật lý trị liệu 2 tầng đưa vào kinh doanh cà phê, ca nhạc, ki ốt bán hàng…) vì lí do: Từ khi xây dựng xong công trình, bệnh viện có thay giám đốc mới (năm 2018), từ đó đến nay chưa thấy lãnh đạo yêu cầu triển khai theo hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà vật lý trị liệu; đồng thời do xét thấy lượng người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo phương thức hợp tác nêu trên rất ít nên doanh nghiệp đã chủ động thay dịch vụ khác nhằm gia tăng nguồn thu để bù đắp các chi phí đã đầu tư.

Hợp tác liên kết đầu tư với bệnh viện với số tiền tương đối lớn, có sự đồng ý chủ trương của tỉnh là vậy. Doanh nghiệp lại trải qua 3 năm khó khăn do diễn biến dịch Covid-19 chưa kịp phục hồi kinh tế. Trong khi tỉnh đã có chủ trương di chuyển bệnh viện về phía Nam thành phố, nay bệnh viện gấp rút yêu cầu, đốc thúc thanh lý trước thời hạn hợp đồng, trả lại mặt bằng không khỏi khiến doanh nghiệp và dư luận đặt câu hỏi: Liệu đầu tư hạ tầng đẹp, cơ sở khang trang bấy lâu nay có phải dành cho một đơn vị ruột của bác X nào đó trong thời gian tới không?

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương lên tiếng

Trao đổi với PGS.TS Lê Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương, chúng tôi được cho biết: “Hiệp hội đã nhận được văn bản đề nghị xin hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Công ty TNHH MTV Đại Sơn. Đây cũng là thành viên của hiệp hội. Đơn vị này tích cực tham gia các phong trào và đóng góp xây dựng cho hiệp hội”.

PGS.TS Lê Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương. Ảnh: ĐN

PGS.TS Lê Văn Hùng cho biết, "hiện nay theo đơn trình bày của doanh nghiệp thì Đại Sơn có nguy cơ bị phá sản do đầu tư lớn vào hạ tầng mà chưa thu hồi vốn, phần cũng do đại dịch Covid -19 vừa qua, phần cũng do nhiều yếu tố khách quan. Tôi tin rằng lãnh đạo các cấp ưu tiên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và xem xét tháo gỡ cho doanh nghiệp”.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm