Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề nghị làm rõ vai trò của bà Nguyễn Thị Tuyết

Nam Dũng - Thành Nam

Thứ tư, 18/05/2022 - 12:28

(Thanh tra)- Là người có liên quan đến vụ án "sản xuất, buôn bán hàng giả" cùng với gia đình đối với mặt hàng gas bán lẻ, bà Nguyễn Thị Tuyết còn đại diện theo pháp luật của 3 doanh nghiệp có cùng địa chỉ và cũng hoạt động kinh doanh mua bán gas.

Kho chứa các chai LPG của Cty Nguyễn Tuyết hoạt động trên thửa đất trồng cây hàng năm trái quy định và nằm ngay sát có lối đi sang trạm triết gas bên cạnh. Ảnh: ND

Tại Bản án sơ thẩm số 02/2022 ngày 18/1/2022 của Tòa án nhân dân TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Thảo phạm tội “sản xuất, buôn bán hàng giả”, với số tiền 500 triệu đồng để sung vào ngân sách Nhà nước.

Theo bản án cho biết: Trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, để nâng cao lợi nhuận kinh doanh, Nguyễn Văn Thảo đã chỉ đạo nhân viên và người thân là bà Chiêm Ngọc Muồi (vợ ông Thảo) và Nguyễn Thị Tuyết (con dâu ông Thảo) thực hiện việc bán các sản phẩm gas mang nhãn hiệu khác V-Gas ra thị trường. Tức là làm giả các thương hiệu gas khác bán ra thị trường với số lượng lớn.

Việc này bà Muồi và Tuyết hỏi ông Thảo là kinh doanh như vậy có đúng quy định pháp luật không? Ông Thảo khẳng định là đúng và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Ông Thảo cũng chỉ đạo cho bà Tuyết mua niêm màng co và tem chống giả nhãn hiệu khác V-Gas mà doanh nghiệp không ký hợp đồng, để niêm vào các bình gas sau khi chiết nạp thành phẩm và bán cho khách hàng vào ngày 7/12/2018.

Trong lúc nhân viên đang chiết nạp gas để bán cho đại lý bia - gas - nước suối Tâm Lai, do anh Nguyễn Thanh Tâm làm chủ, thì bị bắt quả tang.

Nguyễn Thị Tuyết khai nhận: Đầu năm 2017, Tuyết bắt đầu cùng với bà Chiêm Ngọc Muồi quản lý, bán hàng tại trạm nạp của doanh nghiệp, công việc cụ thể như: Nhận đặt hàng, quản lý, phân công nhân viên chiết nạp và giao gas, quản lý sổ sách, hóa đơn...

Thời điểm này, doanh nghiệp đã có bản gas nhãn hiệu V-Gas và các nhãn hiệu khác. Từ đó Tuyết nhận đặt hàng bán các nhãn hiệu khác V-Gas cho khách hàng.

Việc bán các nhãn hiệu gas khác V-Gas, Tuyết hỏi thì được ông Thảo khẳng định là đúng pháp luật, có gì Thảo hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Từ đó, Tuyết nhận đặt hàng chiết nạp bán gas khác nhãn hiệu V-Gas mà không biết đây là hành vi vi phạm pháp luật.

59 quyển sổ mà cơ quan điều tra đang tạm giữ là sổ giao dịch mua bán gas giữa Doanh nghiệp Tư nhân gas Chín Thảo với các đại lý, cửa hàng, bán gas lẻ.

Ngày 7/12/2018, xe ô tô tải biển số 68C-014.72 của đại lý bia - gas - nước suối Tâm Lai chở vỏ bình gas nhãn hiệu TTAGas, SaigonPetro Gas đến thì Tuyết là người phân công nhân viên chiết nạp khí gas từ bồn chứa vào vỏ bình gas nhãn hiệu TTAGas và SaigonPetro gas để bán.

Số lượng niêm màng co, tem chống giả được chụp trên các chai LPG bán cho đại lý bia - gas - nước suối Tâm Lai vào ngày 7/12/2018 là do Tuyết mua của một người tên Linh ở TP Hồ Chí Minh, nhưng không rõ địa chỉ cụ thể, với giá 2.000 đồng/cái.

Việc mua niêm màng co, tem chống giả là theo ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Văn Thảo để chụp vào các bình gas bán cho khách hàng khi có nhu cầu.

Sau đó, Tuyết đưa cho nhân viên tại trạm nạp để niêm vào bình gas đã nạp đầy khí gas giao cho khách hàng, lúc mua niêm màng co và tem chống giả Tuyết không biết đó là giả đến khi cơ quan điều tra mời làm việc, thông báo kết quả giám định, thì bà Tuyết mới biết (BL số 358-425).

“Sau một thời gian kinh doanh, nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nên từ năm 2016 ngoài việc kinh doanh nhãn hiệu V-gas thì Nguyễn Văn Thảo đã chỉ đạo cho nhân viên và người thân là bà Chiêm Ngọc Muồi (vợ ông Thảo) và Nguyễn Thị Tuyết (con dâu) thực hiện việc bán các sản phẩm gas mang nhãn hiệu khác mà doanh nghiệp không có ký hợp đồng như: TTAGas, Elf gas, Shell gas, Totalgaz, SaigonPetro...”, Bản án số 02 ghi nhận.

Theo bản án có thể thấy bà Nguyễn Thị Tuyết đã tham gia vào quá trình sản xuất buôn bán gas cùng gia đình nhà chồng từ năm 2017, thậm chí, còn biết mua niêm màng co, tem giả của một người ở TP Hồ Chí Minh để về dán lên các vỏ chai LPG của các hãng đem bán ra thị trường.

Kho chứa chai LPG nằm ngay gần UBND xã Tân Tiến và cán bộ địa chính khẳng định thửa đất 332 này vẫn là đất trồng cây hàng năm chưa được chuyển đổi theo quy định. Ảnh: ND

Trong khi các cơ quan tố tụng tại tỉnh Hậu Giang đang tiến hành điều tra làm rõ vai trò của ông Nguyễn Văn Thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết trong vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả”, thì từ năm 2018 bà Tuyết đã thành lập Công ty TNHH MTV Nguyễn Tuyết  (Cty Nguyễn Tuyết) có địa chỉ trụ sở chính là tại số 18, ấp 8, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nhưng lại mở một cửa hàng kinh doanh tại tại số 75, ấp Mỹ Hiệp 1 (địa chỉ tại thửa đất số 195 + 196 bản đồ số 2 ấp Mỹ Hiệp 1), xã Tân Tiến, TP Vị Thanh, Hậu Giang, nằm ngay cạnh trạm chiết nạp của Doanh nghiệp Gas Chín Thảo và có lối đi thông từ kho sang trạm chiết.

Ngoài ra, theo tra cứu trên Cổng Thông tin doanh nghiệp Quốc gia, ngoài Cty Nguyễn Tuyết thì bà Tuyết còn đại diện cho 2 công ty nữa là: Công ty Cổ phần Dầu khí Hậu Giang và Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Văn Thảo có cùng địa chỉ: Số 75, ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TP Vị Thanh, Hậu Giang, nằm ngay cạnh trạm chiết nạp gas của doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Thảo điều hành.

Trước việc có dấu hiệu sai phạm của địa điểm kinh doanh này của Cty Nguyễn Tuyết, một số đơn vị kinh doanh gas đã làm đơn tố giác gửi đến các cơ quan chức năng để phản ánh.

Ngày 28/3/2022, ngay sau khi nhận được thông tin về những dấu hiệu vi phạm trong việc kinh doanh gas tại địa chỉ nêu trên của Cty Nguyễn Tuyết, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Hậu Giang đã vào cuộc kiểm tra.

Đến ngày 1/4/2022, Cục QLTT Hậu Giang trả lời phóng viên Báo Thanh tra như sau: Ngày 28/3/2022, Cục đã chỉ đạo Đội QLTT số 2 chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hậu Giang, Công an TP Vị Thanh và Công an xã Tân Tiến tiến hành kiểm tra đối với địa điểm kinh doanh số 1 tại ấp Mỹ Hiệp 1 của Cty Nguyễn Tuyết.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Tuyết - người đứng đầu địa điểm kinh doanh cung cấp hồ sơ giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh, gồm: Giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh; giấy đủ điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng và hợp đồng, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa kinh doanh.

Qua kiểm tra thực tế tại địa điểm kinh doanh nêu trên không có hoạt động sang chiết, chiết nạp LPG, tại kho có lưu trữ LPG chai nhãn hiệu Elf gas số lượng 17 chai và 300 vỏ chai Elf, nhãn hiệu Total gas 2 chai và các chai mang nhãn hiệu Saigon Petro, VTgas, TTA gas, Petrovietnam gas, Gia dinh gas. Toàn bộ chai LPG và LPG chai được lưu giữ tại địa điểm kinh doanh đều có hợp đồng mua bán và hóa đơn, chứng từ kèm theo.

Tại thời điểm kiểm tra có hàng nghìn chai LPG trong kho, nhưng đoàn kiểm tra đếm chỉ có 300 chai LPG! Ảnh: ND

Cục QLTT Hậu Giang khẳng định: "Đội QLTT số 2, đã thực hiện kiểm tra theo đúng quy định".

Có điều, những gì đoàn kiểm tra đã ghi nhận đúng thực tế như địa điểm kinh doanh Cty Nguyễn Tuyết đăng ký hoạt động lại không phải địa chỉ mà đoàn vào kiểm tra, mà đoàn vẫn cho là đúng.

Trong khi, phóng viên Báo Thanh tra đã vào trụ sở UBND xã Tân Tiến xác minh thì kho của Cty Nguyễn Tuyết đang hoạt động trên thửa đất 332 là đất trồng cây hàng năm, nên việc hoạt động kho chứa chai LPG tại đây là trái với các quy định của pháp luật.

Số lượng chai LPG trong kho lúc này lên đến hàng nghìn, nhưng đoàn kiểm tra chỉ đếm được có 300, trong đó có nhiều chai chứa đầy khí LPG trong chai. Đây cũng là vấn đề cần phải được làm rõ.

Một điểm nữa, mặc dù nhà có trạm chiết gas, nhưng Cty Nguyễn Tuyết vẫn ký hợp đồng mua bán với các đại lý kinh doanh gas ở một số tỉnh rất xa như Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu để bán những sản phẩm gas, mà tại Hậu Giang đã có các đại lý của các hãng này? Vậy Cty Nguyễn Tuyết làm cách nào để  cạnh tranh về giá, vì chi phí vận chuyển từ Tiền Giang về Hậu Giang với quãng đường xa hàng trăm km?

Theo nhiều người kinh doanh gas cho biết, việc ký kết này chỉ là bình phong để đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.

Thêm nữa, bà Nguyễn Thị Tuyết là người đã điều hành hoạt động kinh doanh mua bán gas cùng gia đình từ năm 2017 và bị khởi tố vụ án từ năm 2018, nên đã có kinh nghiệm trong việc buôn bán các mặt hàng gas…

Việc bà Tuyết đã đứng tên đại diện theo pháp luật 3 công ty có cùng một địa chỉ và đều kinh doanh các mặt hàng là gas có dụng ý gì?

Ngay sau khi nhận được Bản án số 02, các công ty có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình bị xâm hại đã làm đơn kháng cáo gửi Tòa án tỉnh Hậu Giang để yêu cầu xem xét, xét xử lại để đảm bảo quyền lợi, ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Người có liên quan đến vụ án đề nghị làm rõ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của ông Nguyễn Văn Thảo như: Gia đình có công với cách mạng như thế nào? Ông Thảo có tiền sử bệnh tâm thần, nhưng lại điều hành 2 doanh nghiệp sản xuất chiết nạp gas giả tại Hậu Giang! Không những vậy, ông còn "bất chấp" pháp luật khi xây dựng một cây xăng không phép trên đất nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang! Vậy việc ông Thảo có bệnh tâm thần như thế nào cũng cần phải làm rõ!

Liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn, phóng viên Báo Thanh tra đã nhiều lần liên hệ với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hậu Giang, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm từ đơn vị này.

Sắp tới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với ông Nguyễn Văn Thảo đối với vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả”, trong đó có bà Nguyễn Thị Tuyết với vai trò là người cùng điều hành các hoạt động kinh doanh gas dưới sự chỉ đạo của bố chồng mình là chủ doanh nghiệp, nhưng lại có tiền sử là bệnh tâm thần, nên đề nghị làm rõ lại vai trò của bà Nguyễn Thị Tuyết trong vụ án này.

Trước đó, cấp sơ thẩm đã xét xử bà Tuyết vô can, đồng nghĩa bà Tuyết không hề có trách nhiệm hình sự trong vụ việc này!

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm