Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại công trình xây dựng không phép gần 20 năm mà chính quyền không hay?

Thứ sáu, 06/11/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Một đại công trình với hệ thống nhà cửa, biệt thự, kho tàng vô cùng kiên cố được xây dựng trên núi Nứa thuộc bán đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) tồn tại gần 20 năm qua. Điều lạ là chính quyền địa phương “không biết”! Mãi đến khi báo chí “phanh phui” thì sự việc mới vỡ lở.

Đại công trình khu du lịch Du Sơn trên núi Nứa xây dựng không phép. Ảnh: MT

Xây chui?

Để làm rõ thêm về việc một đại công trình xây dựng không phép trên bán đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) trên núi Nứa tồn tại gần 20 năm qua, chúng tôi vượt qua cầu Chà Và và “trèo” lên núi Nứa theo đường mòn với “phương án bí mật”.

Dẫn chúng tôi đến đại công trình không phép án ngữ giữa đỉnh núi Nứa là một con đường rộng chừng 6m, đổ bê tông cấp phối chạy dài từ chân núi lên đỉnh. Không thể tưởng tượng được có một khu du lịch hoành tráng và kiên cố mang tên Du Sơn tại đây. Nó kiên cố bởi có các tòa nhà nối liền, nhiều tầng mọc lên cạnh nhau. Có 2 sân tennis qui mô hàng trăm mét vuông đã hoạt động. Nơi đây còn có thêm nhà yến đã được xây từ khoảng 3 năm trước, một nhà máy sản xuất nước đá ở phía dưới chân núi....

Chị Mai Thị V. - một người dân sinh sống ngay chân núi Nứa cho hay, công trình khu du lịch Du Sơn được xây dựng từ nhiều năm trước. Có thời gian hoạt động rất rầm rộ, khách du lịch đổ về đây vui chơi ăn uống rầm rập, có ngày xe nối đuôi nhau từ chân núi lên đỉnh. Nhưng kỳ lạ là chính quyền địa phương xã Long Sơn không có bộ hồ sơ đầy đủ về đại công trình không phép này, và mặc dù biết khu du lịch Du Sơn “xây chui”, nhưng chưa bao giờ xử lý hoặc phạt hành chính.

Theo “mục sở thị” của chúng tôi, đại công trình này không chỉ hoành tráng về độ to và kiên cố, mà còn mở rộng nhiều loại dịch vụ để “hút” và “đón” khách du lịch. Người bảo vệ ở khu du lịch này cho hay: “Chủ nhân của toàn bộ công trình này là một người tầm cỡ. Ông ấy xây dựng khu này để đón khách du lịch khi dự án lọc hóa dầu Long Sơn đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhiều tháng qua không có khách, các nhà hàng khách sạn hầu như bỏ hoang”.

Để rõ ngọn ngành về chuyện có xây chui hay không? Vì sao khu du lịch Du Sơn án ngữ gần 20 năm qua tại núi Nứa mà chính quyền địa phương làm ngơ? Chúng tôi tìm gặp một cán bộ địa chính xã Long Sơn, người này cho hay: “Toàn bộ các công trình trên được xây dựng trên dưới 10 năm trước nhưng đều không có phép”. Ông này cũng “tiết lộ” thêm: “Tôi mới chuyển về xã Long Sơn công tác nên không nắm được công trình xây dựng trái phép có bị lập biên bản hoặc xử lý hay không” khi chúng tôi hỏi: “Xã có lập biên bản, xử lý khi biết khu du lịch Du Sơn xây dựng trái phép nhiều năm qua”.

Sân tennis trong khu du lịch Du Sơn. Ảnh: MT


Chính quyền “sờ gáy” chủ đầu tư “gãi tai”

Trước dư luận công trình xây không phép tồn tại trên núi Nứa gần 20 năm qua và nhiều công trình khác chiếm đất xây nhà hàng, khách sạn, ngày 3/11, thành phố Vũng Tàu đã thành lập đoàn kiểm tra do ông Trần Đình Khoa, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng các cơ quan chức năng đến núi Nứa khảo sát đại công trình không phép nêu trên.

Đoàn đã kiểm tra thực địa công trình khu du lịch Du Sơn do ông Đào Văn Vui (thôn 1, xã Long Sơn) làm chủ. Đoàn ghi nhận trong khuôn viên của khu du lịch Du Sơn tồn tại 20 công trình xây dựng không phép từ năm 2003 và rải rác những năm sau đó. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử phạt.

Đại công trình không phép này được chia ra làm 3 khu vực: Khu vực 1 gồm nhà máy nước đá với tổng diện tích 320m2. Khu vực 2, gồm 11 công trình xây dựng từ năm 2009 như: Nhà nghỉ, nhà bảo vệ, nhà nuôi yến, nhà khách, sân tennis, nhà ở, hồ nước… với diện tích xây dựng hơn 3.647m2. Khu vực 3 (khu vực sườn núi Nứa) gồm 7 công trình xây dựng từ năm 2003 như: Sảnh ăn uống, nhà nghỉ, nhà vệ sinh, chòi văn phòng, phòng hội nghị, trạm phát sóng viễn thông… với diện tích xây dựng 1.167m2. Ngoài ra, còn có 1 con đường rộng khoảng 7m, dài gần 1km, nối từ đường vào khu du lịch lên đến sườn núi Nứa.

Ngoài khu du lịch Du Sơn do ông Đào Văn Vui làm chủ, một hệ thống nhà hàng mang tên Sông Rạng do ông Trần Viết Tài (thôn 2, xã Long Sơn) làm chủ cũng xây dựng không phép. Hệ thống này có 11 công trình xây dựng không phép với diện tích hơn 1.676m2 từng bị lập biên bản xử lý, yêu cầu ngừng thi công từ năm 2013 và 2014. Tháng 9/2020, chủ cơ sở tiếp tục xây dựng thêm 6 công trình mới và đã được UBND xã Long Sơn kiểm tra lập biên bản.

Khi hỏi các đại công trình tồn tại hiện hữu có được cấp giấy phép hay chưa, ông Trần Viết Tài chỉ “gãi tai”, còn ông Đào Văn Vui thì “lặng thinh”. Cả hai ông không đưa ra bất kỳ một loại giấy tờ nào hợp pháp cho các công trình nói trên được xây dựng và tồn tại nhiều năm qua.

Lãnh đạo thành phố Vũng Tàu kiểm tra các công trình xây dựng không phép tại núi Nứa, ngày 3/11. Ảnh: MT


Chính quyền xử lý ra sao?

Trước chứng cứ rõ ràng về đại công trình xây dựng không phép của ông Đào Văn Vui và hệ thống nhà hàng của ông Trần Viết Tài, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan xử lý các công trình vi phạm theo pháp luật.

Đối với những công trình xây dựng năm 2013, 2014 chưa có quyết định xử phạt của Nhà hàng Sông Rạng, yêu cầu UBND xã tổ chức đo vẽ, xác minh nguồn sử dụng đất, hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (hoàn thành trước ngày 15/11/2020) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và dự kiến thực hiện cưỡng chế trong quý II năm 2021.

Đối với những công trình xây dựng năm 2020 đã có quyết định xử phạt, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm và thực hiện cưỡng chế theo quy định (hoàn thành trước ngày 15/11/2020).

Riêng khu du lịch Du Sơn, do khu vực này không có ranh giới rõ ràng nên cần phải đo vẽ, cắm mốc thực địa. Đối với những công trình nằm trong diện tích đất chủ công trình sử dụng hợp pháp chưa có quyết định xử phạt thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và thực hiện cưỡng chế theo đúng luật định và dự kiến sẽ thực hiện cưỡng chế trong quý II năm 2021.

Đối với những công trình chưa có quyết định xử phạt nằm trong hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng, kiến nghị Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh rà soát, báo cáo quá trình giao khoán và đề xuất biện pháp xử lý.

Mai Thắng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm