Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cư dân mong muốn chuyển đổi công năng của tòa nhà

Chu Tuấn

Thứ tư, 23/02/2022 - 21:03

(Thanh tra) - Nhiều năm qua, hàng trăm cư dân mua căn hộ tại Dự án Cao ốc dịch vụ du lịch Sơn Thịnh (chung cư Sơn Thịnh 2) đã nhiều lần phản ánh, tố cáo các hành vi sai phạm của Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) Sơn Thịnh, nhiều lần kêu cứu chính quyền giải quyết các khó khăn nhưng cho tới nay quyền lợi của cư dân vẫn bị treo lơ lửng.

Cư dân sống tại cao ốc dịch vụ du lịch Sơn Thịnh (chung cư Sơn Thịnh 2) mong muốn được UBND tỉnh BR-VT cho phép chuyển đổi công năng tòa nhà. Ảnh chụp ngày 18/2: Chu Tuấn

Cư dân mong muốn chuyển đổi công năng của tòa nhà

Liên quan tới các nội dung phản ánh, kiến nghị của cư dân sống tại chung cư Sơn Thịnh 2, ngày 18/2/2022, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã tổ chức buổi tiếp các cư dân để lắng nghe, ghi nhận các tâm tư, nguyện vọng cũng như các kiến nghị, phản ánh của người dân nhằm có hướng để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong suốt thời gian qua.

Trước đó, Kết luận thanh tra số 01/KL-TTr của Thanh tra tỉnh BR-VT, hàng loạt sai phạm đã bị “phanh phui” liên quan tới chung cư Sơn Thịnh 2, địa chỉ số 2 Lê Hồng Phong, phường Tam Thắng, TP Vũng Tàu.

Kết luận của Thanh tra tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh 2 giải pháp liên quan tới quy hoạch sử dụng đất tại chung cư Sơn Thịnh 2. Theo đó, phương án 1: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại vị trí này từ đất dịch vụ du lịch sang đất ở và truy thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở (nhằm tránh thất thu ngân sách và quyền lợi khách hàng đã mua căn hộ được bảo đảm). Phương án 2: Nếu không thực hiện được phương án 1 thì buộc chủ đầu tư trở lại mục đích ban đầu là căn hộ du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Công Vinh chủ trì buổi tiếp cư dân chung cư Sơn Thịnh 2. Ảnh: Chu Tuấn

Tại buổi tiếp dân, đại diện cư dân sống tại chung cư Sơn Thịnh 2 đã trình bày nguyện vọng được UBND tỉnh đồng ý cho chuyển đổi công năng của tòa nhà thành chung cư hỗn hợp, vì phần lớn cư dân đã ký hợp đồng mua bán nhà ở, nhận nhà và đã sinh sống từ năm 2017 đến nay. Mặt khác, việc chuyển đổi tòa nhà thành chung cư hỗn hợp không phá vỡ quy hoạch của khu vực…

Bên cạnh đó, cư dân mong muốn được các cấp chính quyền tạo điều kiện để cư dân được tham gia vào việc chọn một đơn vị quản lý vận hành có tư cách pháp nhân hợp pháp, có uy tín, kinh nghiệm về chuyên môn trong quản lý để vận hành tòa nhà Sơn Thịnh 2…

Theo thống kê của cư dân, hiện tại tòa nhà này, cư dân đang sở hữu 350 căn hộ và tầng hầm để xe B1; Ngân hàng Sacombank sở hữu 50 căn hộ đã thế chấp; một cư dân sở hữu khách sạn tại tầng 1 và tầng 2; DNTN Sơn Thịnh sở hữu tầng hầm để xe B2 (khoảng 3% diện tích sở hữu riêng của tòa nhà); diện tích còn lại thuộc sở hữu chung.

Bà Nguyễn Thị Hoàng (đại diện cư dân) trình bày một số nội dung phản ánh, kiến nghị. Ảnh: Chu Tuấn

Cư dân tố nhiều sai phạm của chủ dầu tư

Đại diện cư dân cho biết, căn cứ vào quyền sở hữu hiện tại của tòa nhà, cư dân kiến nghị được giao quyền cho các chủ sở hữu nhất trí lựa chọn đơn vị quản lý vận hành tòa nhà. Lý do được đưa ra là nhóm người đang quản lý tòa nhà hiện tại do chủ đầu tư đưa vào không đáp ứng được các yêu cầu về kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức, dẫn đến tòa nhà đang được quản lý mà không tuân theo quy định pháp luật như chưa hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo yêu cầu của cơ quan PCCC TP; không mua bảo hiểm cháy nổ tòa nhà theo quy định…

Cư dân Nguyễn Thị Kim Loan trình bày về những sai phạm xảy ra tại chung cư Sơn Thịnh 2. Ảnh: Chu Tuấn

Sân thượng của tòa nhà bị khóa và rào lại, chỉ lên được bằng một thang máy riêng biệt và chỉ chủ đầu tư mới được đi thang đó. Nếu có cháy sẽ không thể lên mở nước cho hệ thống các tầng dưới, không an toàn cho PCCC tại tòa nhà. Cùng với đó, có việc chủ đầu tư đục sàn tầng 36 để đưa thang máy lên bất chấp kiến nghị của nhà sản xuất, phá vỡ kết cấu tòa nhà, ảnh hưởng an toàn vận hành thang máy.

Tòa cao ốc dịch vụ du lịch Sơn Thịnh (chung cư Sơn Thịnh 2) đã bị chủ doanh nghiệp đổi tên thành OASKY Apartment. Ảnh chụp ngày 18/2: Chu Tuấn

Tại buổi làm việc, cư dân cũng phản ánh việc chủ đầu tư tự đặt ra các loại phí cũng như các thông báo hay quy định mà không có sự thỏa thuận với người dân, vi phạm luật xử phạt hành chính, gây ảnh hưởng đến tiền bạc tài sản người dân.

Điển hình, việc mỗi người dân khi đến ở phải đóng phí đăng kí lưu trú 5.000 VNĐ/người; mỗi lần vận chuyển hàng hóa bằng thang máy phải đóng phí 20.000-25.000VNĐ/lần vận chuyển; thu phí 100.000 VNĐ/người nếu ở quá số người quy định. Doanh nghiệp quy định căn hộ 120m2 loại 2 phòng ngủ chỉ ở được 5 người, căn hộ 159m2 loại 3 phòng ngủ chỉ ở được 7 người; thu phí xe không theo giá quy định Nhà nước; trước đây chủ đầu tư cấp miễn phí mỗi căn hộ 2 thẻ đi thang máy, nay chủ mới hủy hết thẻ cũ và bắt các hộ mua thẻ mới 150.000-300.000 đồng/thẻ (giá làm thẻ khoảng 20.000 đồng/thẻ); thu phí quản lý tòa nhà không có sự thỏa thuận với người dân. Tất cả các khoản thu này người dân không được thông báo hay báo cáo hàng tháng từ ban quản lý của chủ đầu tư.

Sân thượng của tòa nhà là khu vực dùng chung của cư dân nhưng đã bị chủ doanh nghiệp chuyển đổi công năng thành nhà hàng, quán cà phê. Ảnh chụp ngày 18/2: Chu Tuấn

Bên cạnh đó, cư dân cũng phản ánh có việc chủ đầu tư tự ý xâm chiếm chỗ ở người dân bất hợp pháp, trục xuất người dân ra khỏi căn hộ của họ ngay khi đang có dịch Covid-19 toàn TP yêu cầu ai ở yên chỗ đó, sau đó khóa cửa nhà người dân ngăn chặn họ vào nhà mình. Đồng thời, toàn bộ chỗ để xe tầng B1 đã bán cho cư dân nhưng khi cư dân đưa xe của mình ra ngoài thì Ban Quản lý lại tự tiện đưa xe khách vào đậu để thu tiền.

Đáng chú ý, cư dân cho biết, chủ đầu tư đã tự ý đổi tên tòa nhà dịch vụ du lịch Sơn Thịnh thành tòa nhà Oasky (cùng tên với tên công ty chủ quán bar trên sân thượng), gây bất ổn và bất tiện trong sinh hoạt của dân cư, chính quyền khó kiểm soát…

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm