Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 29/03/2014 - 15:37
(Thanh tra) - Một cây Chò cao to, có độ tuổi hơn vài chục năm, mọc ven bờ sông Nước Mỹ (thôn 5, xã Phước Hòa, Phước Sơn, Quảng Nam) bị ngã đổ vào mùa lũ tháng 10/2013, khi thủy điện Đắk Mi 4 dồn dập xả nước. Sau đó, cơ quan hữu quan thanh lý cây cho một doanh nghiệp gia công, chế biến gỗ. Tuy nhiên, dư luận lại cho rằng, lâm tặc cố tình dùng thủ đoạn gây ngã đổ cây để lén lút cưa lấy gỗ và lực lượng kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc phá rừng… Để làm rõ vụ việc, chúng tôi đã cất công tìm hiểu và sự thật dần hé mở…
Đoàn kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam về hiện trường tìm hiểu vụ việc.
Qua kiểm tra đo đạc thực tế, do cây gỗ bị ngã khá lâu ngày nên phần thân gỗ bị xâu lỗ kim, nứt nẻ, chất lượng gỗ để định giá chỉ còn 85% và do đường vận chuyển cây gỗ về kho bảo quản rất khó khăn và tốn kém khá nhiều kinh phí, lại phải đi qua rẫy trồng cây của người dân, do vậy Hội đồng Định giá, bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước huyện thống nhất định giá và bán cây gỗ tại hiện trường cho tổ chức, cá nhân nào đăng ký mua ngay mà không tổ chức đấu giá, với mức 49,2 triệu đồng. Ngày 19/02, Hội đồng ký Hợp đồng mua bán số 01 TC/2014/HĐ-MBTS với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Nhàn (xã Phước Xuân), tiến hành bàn giao gỗ thanh lý cho bên mua. Trước khi khai thác, Công ty Thanh Nhàn lo bị ảnh hưởng vốn rừng nên lập tờ trình xin đưa phương tiện và lao động vào bìa rừng khai thác gỗ thanh lý, dù số gỗ trên nằm sát mép sông và theo con đường đã có từ lâu đi vào rừng Keo của Công ty. Tuy nhiên, do không đi vào rừng và không có tác động đến rừng, nên không cần cấp phép như quy định. Sau khi cưa xẻ gỗ, Công ty lập tờ trình xin xác nhận để vận chuyển gỗ ra ngoài, bao gồm 17 phách với khối lượng 8,95m3 gỗ. Toàn bộ quá trình khai thác cây gỗ, được Hạt KLPS cử cán bộ giám sát chặt chẽ và lập biên bản kết thúc việc cưa xẻ gỗ thanh lý, đóng búa kiểm lâm, Công ty cũng đã đưa phương tiện ra khỏi hiện trường vào ngày 10/3 và vận chuyển gỗ xong trước ngày 20/3.
Trong quá trình khai thác, Công ty có tác động một gốc cây Chò đã cũ mục, do không có trong hồ sơ thanh lý gỗ, Hạt KLPS đã yêu cầu dừng việc lấy gốc cây và giữ nguyên hiện trường ban đầu. Đối với phần gốc, cành của cây gỗ thanh lý, Công ty tận dụng và vận chuyển một phần sang phần đất của mình, Hạt đề nghị Công ty bảo quản, chờ ý kiến chỉ đạo của cơ quan chức năng và Công ty Thanh Nhàn nghiêm chỉnh thực hiện.
Ngày 24 - 25/3, chúng tôi cùng Đoàn kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đi vào hiện trường và tận mắt chứng kiến dấu vết của mực nước lũ năm trước còn in hằn trên bờ cát, cao hơn gốc cây chừng 2 - 3m nước. Với một cây Chò to dáng, cành lá xum xê, lại nằm ngay mép sông thì khó có thể trụ vững khi nước lũ đổ về với tốc độ hàng ngàn m3 nước/giây. Ông Mai Văn Khang (thôn Lao Đu) cho biết: “Tôi sống ở đây hơn 10 năm rồi, chứng kiến khi trời mưa to thủy điện xả lũ nước sông dâng cao từ 4-5m, gây thiệt hại lớn cho rừng keo, hoa màu của gia đình tôi là chuyện thường. Cây Chò to lớn lại nằm ngay bãi cát bồi thì làm sao đứng vững được khi gặp lũ lớn tràn về, nó bị ngã nằm trơ gốc trong đợt lũ lớn năm 2013. Về chuyện con người dùng máy bơm dội nước vào gốc cây để cho cây đổ là hoàn toàn không có, chỉ có sau khi mua thanh lý, các thợ cưa bơm nước dọn gốc rễ để khai thác cây cho tiện lợi”. Còn anh Nguyễn Đắc Bửu (cùng thôn Lao Đu) thẳng thắn nói: “Đúng là chuyện bé xé thành to! Làm gì có chuyện bơm dội nước cho gốc cây bật ngã, rồi lén lút khai thác gỗ lậu…”.
Ông Nguyễn Văn Em, Giám đốc Công ty Thanh Nhàn tâm sự: “Công ty mua thanh lý cây Chò phải tốn kém chi phí khá lớn mới đưa được gỗ về gia công và chúng tôi tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thời gian, giải pháp khai thác, vận chuyển gỗ ra khỏi hiện trường. Chúng tôi không tự mở đường vào rừng, mà chỉ sử dụng con đường cũ dài hơn 300m của mình để đưa phương tiện khai thác ra sát mép sông nên không gây ảnh hưởng về rừng”. Trao đổi với PV, ông Trần Lanh, Hạt trưởng Hạt KLPS khẳng định: “Hạt đã làm đúng quy trình về xử lý vụ việc một cách khách quan, đúng quy định. Theo thẩm quyền, Hạt chỉ được bán thanh lý gỗ với giá trị dưới 20 triệu đồng, còn mức cao hơn là do Hội đồng Định giá, bán đấu giá tài sản sung công của huyện quyết định…”.
Qua những tình tiết nêu trên, cho thấy không hề có chuyện cây Chò đổ do tác động của con người gây ra và cũng không có tình trạng tự mở cửa rừng làm đường hay kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc tàn phá vốn rừng, như thông tin đã phản ánh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV