Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động hơn 2,8 tỷ đồng

Trung Hà

Thứ sáu, 30/06/2023 - 21:59

(Thanh tra) - Với hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm bắt buộc cho người lao động tính đến tháng 5/2023 là hơn 2,8 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình (Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình) từng bị UBND tỉnh Ninh Bình xử phạt vi phạm hành chính 2 lần với số tiền 320 triệu đồng.

Nơi đăng ký làm trụ sở chính của Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình trong cảnh "vườn không, nhà trống". Ảnh: TH

Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động trong nhiều năm

Theo số liệu do Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Ninh Bình cung cấp, Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình có trụ sở chính tại thôn Đoài Hạ, xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình do ông Vũ Văn Nga là người đại diện theo pháp luật.

Tháng 6/2019, do chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho 51 lao động với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng, Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình bị UBND tỉnh Ninh Bình xử phạt vi phạm hành chính 170 triệu đồng, tại Quyết định số 324/QĐ-XPVPHC.

Đến tháng 1/2023, cũng do chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền gốc hơn 2,4 tỷ đồng, Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình tiếp tục bị UBND tỉnh Ninh Bình xử phạt vi phạm hành chính 150 triệu đồng, tại Quyết định số 44/QĐ-XPHC.

Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình bị xử phạt hành chính 320 triệu đồng do chậm đóng bảo hiểm cho người lao động. Ảnh: TH

Tính đến tháng 5/2023, Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình còn chậm đóng bảo hiểm hơn 2,8 tỷ đồng. Trong đó, đã đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp cho 11 lao động đến hết tháng 11/2017; đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 11 lao động đến tháng 9/2020; đóng bảo hiểm y tế cho 11 lao động đến hết tháng 12/2022.

Để có thêm thông tin, phóng viên đã tìm đến địa chỉ Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đăng ký làm trụ sở chính thì hoàn toàn không có người làm việc.

Liên lạc qua điện thoại với ông Vũ Văn Nga - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình, chúng tôi được cho biết, hiện công ty đã chuyển về Tam Điệp do cắt giảm quy mô và đang tiến hành làm việc với BHXH tỉnh Ninh Bình để chốt số tiền chậm đóng bảo hiểm cho người lao động.

Có hay không hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người lao động?

Theo phản ánh của một số lao động từng là công nhân trồng trọt tại Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình): Từ năm 2003, hàng chục lao động đã được Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình tuyển dụng làm công nhân. Trong quá trình làm việc tại Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc, họ đều tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc đầy đủ theo quy định. Đến năm 2017, Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc giải thể, toàn bộ số lao động ở đây cũng nghỉ việc và chuyển đi làm ở nơi khác.

Với mong muốn có đủ 20 năm tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ, những lao động ở đây vẫn tiếp tục bỏ tiền túi ra nộp cho Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình để đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, công ty lại không nộp cho cơ quan BHXH và có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền đóng bảo hiểm của người lao động. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết các chế độ, quyền lợi liên quan đến bảo hiểm của người lao động.

Trao đổi với phóng viên, chị Lê Thị Lan (trú tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) cho biết: Tháng 1/2003, tôi được Cty Giống cây trồng Ninh Bình tuyển dụng làm công nhân trồng trọt tại Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc, theo phương thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn và đóng BHXH theo mức lương bậc 1, hệ số 1,4. Từ năm 2017, khi Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc giải thể, tôi và nhiều người khác vẫn bỏ tiền túi ra nộp cho Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình để đóng bảo hiểm. Mặc dù, công ty đã thu tiền của chúng tôi không thiếu một đồng nhưng lại không hề nộp cho cơ quan BHXH. Việc làm có dấu hiệu chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm tôi tự đóng của công ty đã và đang làm ảnh hưởng đến đời sống của tôi và gia đình.

Chị Lê Thị Lan - công nhân trồng trọt Chi nhánh Giống lúa Khánh Nhạc. Ảnh: TH

Một đại diện của BHXH tỉnh Ninh Binh cho biết, hiện Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đang chốt số tiền chậm đóng bảo hiểm cho 9 lao động. Nhưng quyền lợi của người lao động chỉ được giải quyết khi nào công ty thực hiện đóng tiền cho cơ quan BHXH. Trong số chậm đóng tiền bảo hiểm của Cty Giống cây trồng vật nuôi Ninh Bình có cả phần 10,5% tiền bảo hiểm do người lao động phải đóng phía công ty đã trừ vào lương hàng tháng.

Có hay không việc Cty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người lao động, cần có sự vào cuộc thanh tra, kiểm tra và kết luận của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đồng thời xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm