Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ năm, 28/04/2022 - 13:04
(Thanh tra) - Nhiều nghìn mét khối đất bị “đất tặc” đục khoét phá tan hoang từng quả đồi, rồi dùng xe vận tải cỡ lớn vận chuyển trong một thời gian dài nhưng chính quyền sở tại không hề hay biết. Có hay không một đường dây “thông đồng” từ trên xuống dưới , “bảo kê” cho đất tặc rút ruột tài nguyên? Cơ quan Công an cần xử lý hình sự những vụ án khai thác tài nguyên trái phép thì mới đủ sức răn đe cho các đối tượng khác.
Khu vực mỏ của Công ty TNHH Mai Hương L-D. Ảnh: VT
Phá nát núi đồi lâm nghiệp để ăn trộm tài nguyên
Từ mờ sáng, khi mặt trời bắt đầu ló rạng, chúng tôi đã có mặt tại xã Thành Thọ, huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa để tận mắt chứng kiến những quả đồi bị đào bới nham nhở thành những hố sâu nằm ngay cạnh mỏ khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Mai Hương D-L được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác trong vòng 10 năm liền.
Theo phản ánh của người dân địa phương, đơn vị này đã khai thác ra ngoài vị trí cấp phép mỏ rất nhiều diện tích, với khối lượng đất lớn được đưa ra khỏi hiện trường để tiêu thụ khắp nơi trong một thời gian dài mà chính quyền địa phương không hề hay biết. Khu đất bị khai thác trái phép, nằm ngoài mốc giới của mỏ được xác định thuộc diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thuộc xã Thành Thọ quản lý.
Ngoài diện tích nói trên, theo quan sát của phóng viên, ngay cạnh khu vực khai thác mỏ của Công ty TNHH Mai Hương D-L có khoảng gần 10.000m2 đất lâm nghiệp thuộc sự quản lý của gia đình ông Quách Công Thuận, xã Thành Thọ cũng đã bị đất tặc dùng máy múc lấy đi lượng đất khổng lồ, lõm sâu thành vực thẳm, làm hủy hoại, biến dạng núi đồi.
Theo phán đoán của người dân địa phương, nếu không có sự “thông đồng” của các bên gồm chủ đất, chính quyền và đất tặc thì chắc chắn hàng chục nghìn khối đất không thể nào dễ dàng lọt ra khỏi địa bàn xã Thành Thọ một cách an toàn đến như vậy.
“Những ngày đất tặc khai thác trái phép, xe ô tô cỡ lớn thi nhau cày xới đường ra vào, bụi bay mù mịt, đường giao thông hư hỏng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, thất nguồn thu thuế của nhà nước, an ninh trật tự trên địa bàn bất ổn. Việc khai thác trái phép ước tính lên tới gần 10.000m2 đất lâm nghiệp, khối lượng đưa đi chưa thể thống kê được là bao nhiêu vì khai thác trong một thời gian dài, thế nhưng không hiểu thế nào mà chính quyền từ huyện Thạch Thành đến xã Thành Thọ lại không phát hiện, xử lý để ngăn chặn kịp thời”, một người dân ở xã Thành Thọ bức xúc cho biết.
Ngoài xã Thành Thọ, tại xã Thành An, huyện Thạch Thành cũng diễn ra tình trạng lợi dụng việc UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép mỏ khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Minh Quang, với thời hạn 6 năm 10 tháng, diện tích khu vực mỏ là 27.085m2.
Qua quan sát mốc giới mỏ và phản ánh của người dân thì công ty này đã lợi dụng việc cấp mỏ khai thác ra ngoài vị trí cấp phép với diện tích hàng 1.000m2, chiều cao khoảng 1,6m, khối lượng đất đưa đi chưa thể tính toán được là bao nhiêu. Đây là diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình sử dụng mang số hiệu số 4a, lô 001, khoảnh 2, tiểu khu 340 a, bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thành An lập năm 1996. Số lượng hàng nghìn m2 đất lâm nghiệp bị đục khoét, khai thác trái phép là vụ việc không hề nhỏ, cũng không phải dễ dàng qua mắt lực lượng chức năng trong quá trình khai thác, vận chuyển. Do đó, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cán bộ quản lý tài nguyên nguyên trên địa bàn cũng đáng lên án và phải có chế tài phải xử lý nghiêm minh.
Phải xử lý hình sự mới đủ sức răn đe đất tặc
Theo tìm hiểu, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Thạch Thành nói riêng đang diễn ra tình trạng lợi dụng việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép tận thu khoáng sản để khai thác ngoài vị trí cấp phép khá phổ biến, trong đó có các mỏ ở huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Như Thanh… đang ngày đêm bị đất tặc đục khoét.
Lý do, trên địa bàn Thanh Hóa hiện có rất nhiều công trình san lấp mặt bằng đô thị, khu dân cư, đường giao thông, cao tốc Bắc Nam cần rất nhiều khối lượng đất san lấp, đất độ K 95 và 98 để đắp đường dẫn đến tài nguyên đất khan hiếm. Do đó, bằng mọi cách, vì lợi nhuận đất tặc bất chấp tất cả, nơi thì đất tặc mua đất lâm nghiệp của dân rồi khai thác, nơi thì phối hợp ăn chia cùng dân để móc ruột tài nguyên trái phép.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra về tình hình quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, ông Hồ Hữu Phú, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành thừa nhận: Hiện nay trên địa bàn đang có tình trạng khai thác đất trái phép tại các điểm mỏ nói trên. Sau khi nắm bắt được thông tin Chủ tịch UBND huyện đã có quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện, các địa phương có mỏ, tiến hành kiểm tra, đo đạc thực tế tại các khu vực mỏ của Công ty TNHH Mai Hương D-L và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Minh Quang.
Qua kiểm tra, đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm đối với chủ mỏ và các hộ gia đình có đất lâm nghiệp bị khai thác trái phép.
Ngoài ra, huyện còn lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hộ gia đình ở thị trấn Vân Du về hành vi san gạt đất ở, đưa đất đi bán khi chưa được cơ quan chức năng cho phép.
Hiện nay đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Thanh Hóa, trong đó có Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đang kiểm tra, thu thập những sai phạm tại các mỏ khai thác đất trên địa bàn huyện Thạch Thành.
Để đảo bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đồng thời răn đe những đối tượng đất tặc khác nên chăng Công an tỉnh Thanh Hóa cần củng cố hồ xử lý hình sự các đối tượng chủ mưu trong việc khai thác đất, thu hồi giấy phép khai thác mỏ, truy thu thuế tài nguyên... chứ không thể để vi phạm xảy ra, xử phạt hành chính xong rồi lại tái vi phạm.
Về mặt quản lý Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa cần kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc người đứng đầu các huyện, cấp xã để xảy ra tình trạng khai thác đất trái phép, cán bộ cấp phòng quản lý tài nguyên, người được giao phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Có như thế mới hi vọng dẹp được vấn nạn đất tặc.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vấn nạn khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Thanh Hóa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương