Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần xem xét lại nội dung kiến nghị phản ánh của bà Liên

Công Nguyên

Thứ tư, 29/03/2023 - 10:02

(Thanh tra) - Được giao đất, rừng và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) từ năm 1994, bà Triệu Thị Liên và nhiều gia đình người Dao các xã thuộc huyện Ngân Sơn đã tích cực đầu tư trồng và bảo vệ rừng đã nhận. Tuy nhiên, hàng nghìn ha rừng bỗng chốc bị doanh nghiệp Nhà nước tổ chức khai thác trái pháp luật mà không được bồi thường, không kiểm đếm...

Bà Triệu Thị Liên. Ảnh: PV

Tài sản rừng trồng bị doanh nghiệp Nhà nước khai thác trái pháp luật?

Được Nhà nước giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ từ năm 1994, hộ bà Triệu Thị Liên và nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (người Dao) sinh sống tại huyện Ngân Sơn đã tích cực đầu tư trồng, tu bổ và bảo vệ những khoảnh rừng đã nhận.

Tuy nhiên, hàng nghìn ha rừng bỗng chốc thuộc về Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn.

Từ năm 2007, công ty này (sau khi sáp nhập Lâm trường Ngân Sơn từ tỉnh Cao Bằng) đã tổ chức khai thác gỗ và tài sản rừng do người dân đầu tư trồng và quản lý mà chưa tổ chức kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

“Gia đình tôi có 46 ha rừng được nhà nước giao, được cấp GCN, chúng tôi đóng thuế sử dụng đất hàng năm, bỏ tiền đầu tư cây giống, thuê người trồng, chăm sóc và quản lý rừng từ năm 1994. Sau gần 15 năm quản lý, đến năm 2007, lâm trường (Công ty Lâm Nghiệp Bắc Kạn) tự ý cho người vào khai thác rừng của gia đình. Chúng tôi kiến nghị tới UBND huyện Ngân Sơn thì gần 1 năm sau (2008), huyện ra văn bản thu hồi lại GCN đã cấp, và lấy lý do “cấp trùng vào diện tích đất của lâm trường”. Tài sản của các hộ dân chúng tôi, bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư chăm sóc bị cướp sạch hết rồi…”, bà Triệu Thị Liên bức xúc.

Bà Triệu Thị Liên và ông Triệu Văn Sinh xót xa khi mất hết tài sản rừng. Ảnh: PV

Tính pháp lý và nguồn gốc đất rừng của bà Triệu Thị Liên

Theo kết quả kiểm tra xác minh tố cáo của Thanh tra Chính phủ qua Văn bản số 2072/TB-TTCP ngày 14/11/2019 “thông báo kết quả giải quyết tố cáo” của các hộ dân huyện Ngân Sơn, có 2 căn cứ về nguồn gốc hình thành và cơ quan chủ quản của Lâm trường Ngân Sơn: Quyết định số 64 UB/QĐ-KH, ngày 13/2/1993 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước - Lâm trường Ngân Sơn; Lâm trường Ngân Sơn được thành lập tại Quyết định số 146/TCCQ ngày 13/2/1971 của Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Thái, trực thuộc Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đất lâm nghiệp của Lâm trường Ngân Sơn nằm trên địa bàn các xã: Đức Vân, Bằng Vân… của huyện Ngân Sơn.

Theo văn bản trên, Thanh tra Chính phủ có chỉ rõ về lịch sử giao đất, giao rừng của chính quyền địa phương: “Giai đoạn từ 1991 đến năm 1996, UBND huyện Ngân Sơn (thuộc Cao Bằng) căn cứ các quyết định, thông tư, nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, của Chính phủ về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho các tổ chức và nhân dân trồng cây, gây rừng và thực hiện chỉ đạo của tỉnh Cao Bằng. UBND huyện Ngân Sơn đã ban hành 160 quyết định giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình…

Như vậy, nguồn gốc đất rừng trước khi chính quyền cấp GCN cho hộ bà Triệu Thị Liên và một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ngân Sơn thuộc sự quản lý của Lâm trường Ngân Sơn từ năm 1971. Sau đó UBND huyện Ngân Sơn (trực thuộc tỉnh Cao Bằng) đã ban hành các quyết định giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình theo trên là đúng luật.

Ông Lương Xuân Sằn trả lời phỏng vấn. Ảnh: PV

Đại diện UBND huyện Ngân Sơn và nguyên Chủ tịch xã Đức Vân nói gì?

Ông Lương Xuân Sằn, nguyên Chủ tịch xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, Cao Bằng giai đoạn 1991-1995 cho biết: “Tại thời điểm năm 1993, 1994 thường xuyên xảy ra cháy rừng, Lâm trường Ngân Sơn quản lý không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, nhân sự thiếu thốn - chỉ có vài người, dẫn tới Sở Nông nghiệp và UBND tỉnh Cao Bằng có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân để quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Do đó, UBND huyện Ngân Sơn, lâm trường và tôi, đại diện chính quyền địa phương phải đi vận động người dân nhận đất, nhận rừng. Nhiều người dân không nhận vì sợ đóng thuế nhiều”.

Ông Sằn cho biết thêm, đất tại thời điểm đó, hộ bà Liên và các hộ khác đã được UBND huyện Ngân Sơn cấp GCNQSDĐ, không phải đất của Lâm trường Ngân Sơn nữa, đồng thời khẳng định, lâm trường đã có kế hoạch giải thể hoặc tinh giảm biên chế do hoạt động không hiệu quả.

Ông Lục Anh Luận - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn. Ảnh: PV

Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ngân Sơn Lục Anh Luận xác nhận: “Lâm trường hoạt động không hiệu quả, nên UBND Ngân Sơn cấp đất giao rừng cho các hộ dân từ năm 1994”.

Đồng thời, ông Luận cũng cho biết thêm: Ngoài hộ bà Liên còn nhiều hộ dân khác cũng bị thu hồi đất rừng và khai thác rừng không được kiểm đếm đền bù tương tự hộ bà Liên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm