Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Anh
Thứ bảy, 04/02/2023 - 11:59
(Thanh tra)- Nguyên đơn trong vụ tranh chấp lao động “xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”, cho rằng bản án cấp sơ thẩm của TAND quận Cái Răng có nhiều điểm chưa được làm rõ nên đã kháng cáo toàn bộ bản án tới TAND TP Cần Thơ để giải quyết theo quy định pháp luật.
Bản án sơ thẩm của TAND quận Cái Răng bị kháng cáo
TAND TP Cần Thơ vừa có thông báo về việc tham gia phiên toà lao động phúc thẩm vào lúc 08h00 phút, ngày 14/2/2023.
TAND TP Cần Thơ đã thụ lý và có Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thụ lý số 05/2022/TLPT-LĐ về việc tranh chấp lao động "xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Đửng (sinh năm 1976, ngụ TP Hồ Chí Minh) và bị đơn là Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ (gọi tắt là Công ty TFR, có trụ sở tại B15-1, đường số 1A Khu Công nghiệp Hưng Phú 1, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Theo bản án sơ thẩm, vào ngày 1/9/2009, ông Nguyễn Văn Đửng và Công ty TFR có ký hợp đồng lao động thời hạn là 3 năm, mức lương chính trên 19,8 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần bổ sung phụ lục hợp đồng, ngày 16/7/2012, ông Đửng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành Công ty TFR. Quá trình thực hiện hợp đồng lao động từ năm 2012 đến 2018 có ký nhiều phụ lục hợp đồng để tăng lương từ 107 triệu đồng/tháng lên 117,7 triệu đồng/tháng.
Đến ngày 17/1/2020, Công ty TFR ra quyết định tạm đình chỉ công việc ông Đửng với lý do vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội quy lao động của công ty. Cụ thể, thông đồng với đối tác, thiếu minh bạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế và uy tín của công ty, thiếu năng lực quản lý, cố tình làm ngơ cho nhiều thuộc cấp sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của công ty... Thành lập công ty riêng, cùng ngành nghề với công ty trong thời gian đình chỉ công việc để điều tra.
Từ ngày 17/2 đến ngày 22/4/2020, Công ty TFR tiếp tục ban hành quyết định đình chỉ chức vụ giám đốc đối với ông Đửng, không cho tham gia điều hành công việc, đồng thời gửi công văn mời tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vì cho rằng vi phạm nội quy lao động và gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của công ty…
Ngày 1/5/2020, ông Đửng đã gửi văn bản đến Công ty TFR để báo rằng đã nhận được thư mời xử lý kỷ luật của công ty nhưng ông không tham gia vì cho rằng xử lý kỷ luật không đúng quy định của pháp luật, người ký sa thải lao động không đúng thẩm quyền…
Ngoài ra, ông Đửng yêu cầu phía công ty dừng ngay tất cả việc phỉ báng, vu khống, tố cáo thông đồng và các hành vi không tuân thủ chưa được chứng minh trực tiếp bằng lời nói hay bằng suy luận. Nếu không chấm dứt các hành động trên thì ông sẽ kiện công ty ra toà theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ ngày Công ty TFR nhận được thư của ông Đửng, ông Đửng không nhận được sự phản hồi từ phía công ty.
Đến ngày 3/6/2020, Công ty TFR gửi thư mời ông Đửng đến yêu cầu bàn giao tài sản, hoàn thành thủ tục thanh lý hợp đồng và nhận sổ bảo hiểm. Do công ty chưa làm rõ và chưa chứng minh được những vi phạm đã áp đặt nên ông Đửng không đến.
Xét thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị Công ty TFR xâm phạm nên ông Đửng gửi đơn khởi kiện yêu cầu TAND quận Cái Răng tuyên hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động sa thải.
Ngoài ra, ông Đửng buộc phía Công ty TFR có nghĩa vụ thanh toán cho ông trên 4,3 tỷ đồng bao gồm các khoản như tiền lương những ngày ông không được làm việc từ ngày 13/5/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm, tiền lương do sa thải trái pháp luật, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 31/8/2022, TAND quận Cái Răng nhận định hành vi vi phạm của ông Đửng là thành lập công ty riêng có cùng ngành nghề kinh doanh với Công ty TFR nơi ông Đửng đang làm việc. Vi phạm về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tải sản, lợi ích của công ty. Đồng thời, ông là người quản lý của công ty thì phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động là Công ty TFR. Điều này dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa công ty với doanh nghiệp của ông Đửng…
Tại thời điểm ông Maarten Siebe Van Wijk không có mặt tại Việt Nam nên đại diện pháp luật của Công ty TFR là ông Siber ủy quyền cho ông Phan Thượng Minh thực hiện việc xử lý kỷ luật ông Đửng. Ông Minh với tư cách là người được ủy quyền của đại diện pháp luật tiến hành xử lý kỷ luật và trường hợp này đại diện pháp luật của công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền nên việc ủy quyền này là đúng quy định…
Từ những phân tích trên, hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Đửng về việc yêu cầu hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động sa thải của Công ty TFR và việc yêu cầu của bị đơn phải thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bồi thường tiền lương do sa thải trái pháp luật cho nguyên đơn, tổng cộng trên 4,3 tỷ đồng.
HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Đửng là buộc Công ty TFR phải trả cho ông cộng trên 115 triệu đồng tiền lương còn thiếu tháng 01/2020 và tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
Ông Nguyễn Văn Đửng cho rằng bản án cấp sơ thẩm có nhiều điểm chưa được làm rõ, chưa xem xét toàn diện chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn, xác định chưa đúng bản chất của vụ việc gây bất lợi cho người lao động nên đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án tới TAND TP Cần Thơ để giải quyết theo quy định pháp luật.
Cụ thể, cấp sơ thẩm áp dụng khoản 12, Điều 30, Nghị định 148/2018 chưa chính xác, dẫn đến nhận định và sai lệch bản chất của vụ việc. Trong mọi trường hợp, căn cứ giấy ủy quyền, căn cứ nội quy lao động thì chỉ được áp dụng Nghị định 05/2015 vì ông Phan Thượng Minh không phải là người giao kết lao động.
Ngoài ra, trong quyết định sa thải phần căn cứ để ra quyết định cũng không thể hiện bất cứ thông tin nào về ủy quyền theo chứng cứ nộp tại tòa chỉ thể hiện đúng một dòng ủy quyền “thay mặt tôi xử lý kỷ luật trong năm 2020, kí các biên bản, văn bản liên quan”, hoàn toàn không ủy quyền ký sa thải, trong khi quyết định sa thải phải theo Điều 123, 126 Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015.
Công ty TFR nộp và được tòa sử dụng làm căn cứ xét xử theo bản nội quy lao động 2020 ban hành 16/04/2020 sau khi đình chỉ ông Đửng 3 tháng, trước thời điểm ký sa thải 1 tháng. Công ty bổ nhiệm ông Minh trước khi đình chỉ ông Đửng 15 ngày, cùng chức danh Giám đốc Điều hành. Do đó, ông Minh ký các văn bản sa thải lao động là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Trước đó, cùng 1 thời điểm ký sa thải ông Đửng, ông Minh ký sa thải 3 lao động khác và được tòa án tuyên ông Minh ký trái luật. Công ty không chứng minh được ông Đửng gây thiệt hại gì, thiệt hại bao nhiêu…
Ông Nguyễn Văn Đửng tin tưởng vào phiên tòa cấp phúc sẽ có bản án công tâm, khách quan, đúng bản chất của vụ việc.
Dự kiến phiên tòa cấp phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 14/02/2023.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh