Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cán bộ bị kỷ luật vẫn "đủ tư cách"?

Thứ bảy, 24/12/2016 - 10:48

(Thanh tra) - Ngày 17/5/2016, Báo Thanh tra có bài ""Ăn đất" không trôi, sao lại thăng quan, tiến chức?” diễn ra tại huyện Thường Tín. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Công văn số 2893 yêu cầu UBND huyện Thường Tín phối hợp với Sở Nội vụ làm rõ và báo cáo UBND TP và trả lời Báo Thanh tra trước ngày 30/5.

Các hộ dân đã được trả lại ruộng nhưng ai là người trả sản lượng bị mất trong 3 năm của họ. Ảnh: ND

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, UBND huyện Thường Tín cũng đã có Báo cáo số 196 (do ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện ký gửi TP), nhưng đã lờ đi phần yêu cầu trả lời Báo Thanh tra về vụ việc này.

Gần đây, sau buổi làm việc và đề nghị thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Chung cũng như theo quy định của Luật Báo chí, phía UBND huyện Thường Tín mới chuyển cho chúng tôi Báo cáo 196. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, UBND huyện Thường Tín còn né tránh nhiều nội dung theo chỉ đạo làm rõ của UBND TP.

Xã to hơn huyện ở chỗ nào?

Để thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 26/2/2012 (của Huyện ủy Thường Tín) và Kế hoạch số 68 ngày 26/2/2012 (của UBND huyện Thường Tín) về dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, ngày 16/1/2013, UBND xã Chương Dương đã ra Thông báo thu đất nông nghiệp của 7 hộ giáo viên tại địa phương (trong đó đã có hộ được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất với lý do “mượn” từ năm 1992 phục vụ cho việc dồn điền đổi thửa.

Tại Công văn số 196, UBND huyện Thường Tín khẳng định việc UBND xã Chương Dương thu hồi đất của các hộ dân là không đúng quy định pháp luật (tức là Chủ tịch UBND xã đã thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện), do đó UBND xã phải trả lại ruộng cho các hộ. 

Ngày 13/1/2016, UBND huyện đã ban hành 5 quyết định yêu cầu UBND xã Chương Dương trả lại ruộng cho 5 hộ giáo viên (còn 2 trường hợp UBND huyện đang xin ý kiến TP).

Sau khi có quyết định của UBND huyện, ngày 27/4/2016 đại diện UBND xã Chương Dương, các thôn, khu dân cư đã tổ chức giao trả đất nông nghiệp cho các hộ tại thực địa.

Lý do chưa trả ruộng cho 2 người là gì?

Đối với 2 trường hợp là bà Trần Thị Lệ và Đỗ Thị Chiều, theo UBND huyện Thường Tín, vụ việc có tính chất phức tạp (vì thời điểm chốt nhân khẩu giao ruộng của xã Chương Dương ngày 30/9/1992 thì 2 người này vừa mới học xong đang ở nhà chưa có việc làm), UBND huyện Thường Tín đã có Văn bản số 808 ngày 2/12/2015 và Văn bản số 400 ngày 26/5/2016 xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của TP, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại (tháng 12/2016) huyện Thường Tín vẫn chưa nhận được hồi âm.

Theo Văn bản 808 của huyện Thường Tín xin ý kiến TP cho biết, thực hiện Nghị quyết 38 năm 1992 của Huyện ủy Thường Tín và Hướng dẫn số 137 của UBND huyện Thường Tín năm 1992 cũng như Quyết định số 01 năm 1992 của UBND xã Chương Dương quy định thì "học sinh đi học tự túc tại các trường và học sinh đã ra trường nhưng chưa có việc làm nếu có nhu cầu thì tạm giao ruộng".

Và huyện Thường Tín cũng giải thích thêm: "Tuy nhiên, việc tạm giao ruộng hoặc cho thuê đất vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp thời gian không quá 5 năm được quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 30 ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai... việc bà Lệ và bà Chiều đã sử dụng đất ổn định 20 năm trước khi UBND xã ra thông báo thu hồi đất nông nghiệp năm 2013... Để có cơ sở giải quyết dứt điểm vụ việc, tránh đơn thư vượt cấp đồng thời giữ ổn định chính trị tại địa phương".

UBND huyện Thường Tín kính đề nghị xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP và các sở, ngành có liên quan xem xét, hướng dẫn huyện giải quyết vụ việc với nội dung như sau:

"Đối chiếu các quy định nêu trên việc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của bà Lệ và bà Chiều có được hay không? Trong trường hợp công nhận quyền sử dụng đất của 2 người nêu trên tại xã Chương Dương thì việc xử lý tồn tại đối với 30 trường hợp UBND xã thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện việc dồn điền đổi thửa theo Quyết định số 5393 ngày 29/11/2012 của UBND huyện Thường Tín thì giải quyết thế nào?", báo cáo nêu.

Tức là, UBND huyện Thường Tín không tự tin trả lại ruộng cho người dân là sợ phải trả thêm 30 hộ khác theo Quyết định 5393. Như vậy là làm méo mó chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dồn điền đổi thửa, không đúng Luật Đất đai. Chính việc này đã gây bức xúc làm mất lòng tin của nhân dân tại địa phương.

Cán bộ có đủ tư cách như báo cáo?

Đối với ông Phạm Văn Tập - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Thường Tín , thời điểm xã Chương Dương ra thông báo thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân 1/2013 ông đang là Trưởng phòng TN&MT huyện.

Đến tháng 6/2013, ông Tập được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Chương Dương cho đến 12/2014 được điều lên làm Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Thường Tín. 

Trong khoảng thời gian 1,5 năm làm Bí thư Đảng ủy xã Chương Dương với một người nguyên là Trưởng phòng Phòng TN&MT huyện nhưng vụ việc đã không được chỉ đạo xử lý dứt điểm, thậm chí thời gian này (tháng 12/2014) UBND xã Chương Dương vẫn còn kiên quyết bảo vệ cái sai khi ký hàng loạt quyết định bác khiếu nại đúng của người dân. Và cho đến tháng 1/2016, UBND huyện Thường Tín mới ký quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 cho người dân và khẳng định UBND xã làm sai.

Một điều nữa là cũng tại Báo cáo 196 còn nêu về việc UBND huyện Thường Tín yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Phòng TN&MT huyện cũng như các cá nhân có liên quan đến sai phạm trong việc cấp 80m2 đất ở 2 lần cho hộ gia đình ông Lê Văn Điệp tại xã Chương Dương vào năm 2007. Thời điểm đó, ông Phạm Văn Tập giữ cương vị là Trưởng phòng TN&MT kiêm Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Thường Tín phải chịu trách nhiệm chính.

Ngày 10/8/2015, Phòng TN&MT huyện Thường Tín đã tổ chức hội nghị nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc này.

Còn ông Lê Ngọc Đắc, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chương Dương nhiệm kỳ 2010 - 2015, hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã thì được biết là vào ngày 12/9/2014, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín đã ban hành Quyết định số 3211 về việc xác minh tố cáo của công dân đối với tập thể lãnh đạo UBND xã Chương Dương.

Đến ngày 18/3/2015, đoàn xác minh đã có Báo cáo số 04 về kết quả xác minh nội dung tố cáo. Đến ngày 22/5/2015, UBND huyện đã ban hành Kết luận số 03 kết luận nội dung giải quyết tố cáo.

Theo đó, ông Lê Ngọc Đắc, Chủ tịch UBND xã Chương Dương đã mắc một số sai phạm trong công tác quản lý đất đai, tài chính ngân sách xã. Sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định kỷ luật ông Lê Ngọc Đắc với hình thức khiển trách. Tuy nhiên, không hiểu sao ông Đắc vẫn được đề bạt ứng cử và tham gia cấp ủy khóa mới tại Đảng ủy xã Chương Dương.

Ngoài ra, đối với ông Huỳnh Ngọc Huệ (Chủ tịch UBND xã đương nhiệm) - nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế - đất đai do thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nên để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra trên địa bàn xã như việc bán đất trái thẩm quyền, thu hồi đất sai thẩm quyền.

Với những cán bộ đã có những vi phạm, khuyết điểm kể trên nhưng vẫn được UBND huyện Thường Tín báo cáo TP là đủ "tư cách" để tham gia cấp ủy khóa mới thì thật là khó hiểu!

Tại Hướng dẫn số 26, ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự cấp ủy tại Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, mục 2.2, tiêu chuẩn cấp ủy viên:Cấp ủy viên phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược Cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và một số điểm nhấn mạnh nêu tại Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị.
Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, cấp ủy các cấp phải xây dựng tiêu chuẩn cấp ủy viên sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đảng bộ, chú ý một số yêu cầu, tiêu chuẩn sau:Không cơ cấu vào cấp ủy những cán bộ, đảng viên mà bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan, đơn vị và bản thân cán bộ; cán bộ vi phạm quy định về tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm; cấp ủy viên trong lực lượng vũ trang còn phải không vi phạm quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm