Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bình Phước: Dân dài cổ chờ sổ đỏ sau khi hiến đất cho Nhà nước

Ngân Nga

Thứ sáu, 28/04/2023 - 22:22

(Thanh tra) - Nhiều hộ dân tại tổ 1, ấp Bồn Xăng, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh bức xúc bởi sau khi hiến hàng nghìn m2 đất cho Nhà nước để làm đường giao thông nông thôn nhưng nhiều năm địa phương không cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mới, khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh bi đát. Không những thế, người dân sinh sống đã hơn 20 năm ở đây nhưng chưa có điện lưới khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.

Gia đình ông Ngạn hiện sống trong chòi tạm bợ chờ sổ đỏ. Ảnh: Ngân Nga

Dân hiến hàng ngàn m2 đất nhưng quyền lợi chính đáng không được đảm bảo.

Theo phản ánh của người dân, vào khoảng tháng 3/2021, chính quyền địa phương tổ chức họp dân để vận động hiến đất làm đường tránh Khu Di tích lịch sử Quốc gia Bồn Xăng VK98. Trong cuộc họp, lãnh đạo UBND xã Lộc Quang hứa sau khi xong đường sẽ đo đạc lại và cấp sổ mới cho những hộ dân hiến đất làm đường.

6 hộ dân tại tổ 1 đã tự nguyện hiến đất và không nhận tiền đền bù đất và hoa màu trên đất. Hộ ít, hiến khoảng 300m2, hộ nhiều khoảng 2.500m2. Đến nay, con đường này đã thi công và đưa vào sử dụng gần 2 năm nhưng việc cấp lại GCNQSDĐ cho người dân như lời hứa ban đầu đang bị chính quyền địa phương “bỏ ngỏ”.

Việc chậm trễ khiến người dân hết sức thất vọng khi tài sản của mình đem cho đi nhưng không được nhận lại một mong muốn chính đáng. Không những thế, một số gia đình rơi vào cảnh bi đát vì không có sổ đỏ để thế chấp, chuyển nhượng.

Đơn cử, hộ ông Nguyễn Khắc Ngạn, đã hiến hơn 1.000m2 đất, vì GCNQSDĐ thế chấp ở ngân hàng nên ông Ngạn đã vay mượn tiền từ bên ngoài giải chấp để rút sổ đỏ ra làm lại sổ mới.

Sau nhiều tháng, GCNQSDĐ không được cấp, số tiền vay mượn không thể trả, ông Ngạn rơi vào cảnh nợ chồng nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, khiến ngôi nhà duy nhất của con gái bị siết nợ. Sự việc này khiến ông Ngạn hiện nay phải sinh hoạt trong căn chòi chật hẹp, rách nát ở trên phần đất còn lại của gia đình.

“Tôi cứ nghĩ trong một vài tháng, xã sẽ tiến hành cấp đổi sổ mới cho gia đình nên vay mượn trả ngân hàng lấy sổ ra nộp về UBND xã làm sổ mới. Đợi cả năm nay sổ không có, không thể thế chấp, mua bán, việc khiến tôi đau lòng nhất là vì khoản nợ đó mà con gái tôi đã bị siết nhà”, ông Ngạn bức xúc.

Đồng cảnh ngộ với ông Ngạn, ông Nguyễn Phi Mùi cho biết, đã hiến khoảng gần 300m2 đất cho xã làm tuyến đường tránh. Ban đầu khi họp dân, xã vận động hiến đất và hứa hẹn làm lại sổ mới ngay khi xong đường, tuy nhiên đường đã xong từ lâu vẫn chưa nhận được sổ mới.

Liên quan đến vụ việc, được biết, UBND huyện Lộc Ninh và xã Lộc Quang đã có nhiều cuộc họp với người dân và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước (Công ty Thủy lợi Bình Phước) để thống nhất phương án khôi phục cắm mốc giải phóng mặt bằng công trình hồ Lộc Quang. Tuy nhiên, sự việc cũng chỉ dừng lại trên giấy, gần 2 năm từ khi hiến đất đến nay, người dân vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Dân sống cạnh UBND xã hơn 20 năm không có điện lưới

Tại tổ 1, ấp Bồn Xăng có hơn 43 hộ gia đình sinh sống, trong đó có gần chục hộ cách trụ sở UBND xã Lộc Quang vài trăm mét, nhưng hơn 20 năm nay phải xin ké điện từ tổ khác rồi tự kéo về sử dụng.

Ông Võ Thành Bảo bức xúc: Không chỉ thất hứa về việc cấp GCNQSDĐ, chúng tôi vô cùng thất vọng vì rất nhiều lần kiến nghị về việc đầu tư lưới điện cho những hộ dân ở đây, nhưng vẫn không được các cấp, các ngành quan tâm. Chúng tôi tự phải bỏ tiền mua dây điện, tự làm trụ và xin ké của các hộ dân ở tổ khác để kéo về sử dụng.

Do không có hệ thống điện lưới đảm bảo nên hao hụt rất lớn, mỗi tháng chi phí tiền điện của mỗi hộ lên đến tiền triệu, trong khi chúng tôi sử dụng điện chỉ để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt và con cái học hành. Hơn nữa, mùa mưa sắp đến, hệ thống đường điện này dân tự kéo không bảo đảm an toàn, nên chúng tôi rất lo lắng rủi ro có thể xảy ra.

Vì không có hệ thống điện lưới nên các hộ dân tự mắc nhờ cột điện của tổ khác, nguy cơ rủi ro an toàn điện. Ảnh Ngân Nga

Ông Phan Xuân Trình cũng đồng quan điểm, những gia đình này đã sinh sống ở địa phương từ những năm 90, mặc dù ở cạnh UBND xã, cạnh Khu Di tích lịch sử Quốc gia nhưng người dân nhiều năm nay không được quan tâm. Nhiều hộ gia đình đã phải rời bỏ mảnh đất, bỏ nhà để đi nơi khác lập nghiệp.

Liên quan đến vụ việc, mới đây, phản hồi đến Báo Thanh tra, ông Hoàng Anh Tính - Chủ tịch UBND xã Lộc Quang cho biết, trên địa bàn tổ 1, có 43 hộ gia đình sinh sống, trong đó có 6 hộ hiến đất để làm đường tránh Khu Di tích Bồn Xăng VK98. Trước đây các hộ này đã được cấp GCNQSDĐ, nay mong muốn được cấp mới theo hiện trạng sử dụng đất đã có đường tránh Khu Di tích Bồn Xăng VK98.

Việc này UBND xã đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh thực hiện hồ sơ về bản đồ và hướng dẫn người dân làm thủ tục để cấp đổi GCNQSDĐ mới.

Tuy nhiên, có cái khó là người dân yêu cầu cấp sổ theo hiện trạng có con đường mới này, nhưng vì một số diện tích đất nằm trong cao trình giải phóng mặt bằng công trình hồ thủy lợi Lộc Quang, muốn cấp sổ mới thì giữa người dân và phía Công ty Thủy Lợi Bình Phước cần thống nhất khôi phục cắm mốc giải phóng mặt bằng.

“Người dân muốn cấp sổ theo hiện trạng con đường, còn phía Công ty Thủy Lợi Bình Phước giữ quan điểm cắm mốc theo tọa độ định vị hành lang bảo vệ an toàn hồ thủy lợi Lộc Quang. Muốn làm sổ sớm thì người dân hoặc chấp nhận đo theo tọa độ định vị của Công ty Thủy lợi, hoặc phải chờ quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, chúng tôi dù muốn trình hồ sơ làm sớm cho dân nhưng hai bên không thống nhất được thì đành bất lực”, ông Tính thông tin.

Liên quan hệ thống điện lưới, ông Tính cho biết, trước đây các hộ dân tự khai hoang và định cư tại khu đất ở phía sau Khu Di tích Bồn Xăng VK98, những gia đình này đi qua khu di tích để vào nhà chứ không có đường giao thông nên không thể kéo đường điện. Nay xã đã đầu tư làm đường tránh khu di tích, sắp tới sẽ đầu tư hệ thống điện lưới theo con đường này. Hiện, UBND huyện đã đưa vào Kế hoạch số 14/KH-UBND thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 và giai đoạn 2022 - 2030. Khi huyện bố trí được nguồn vốn sẽ triển khai thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.

Ngọc Tuấn

19:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm