Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 27/07/2024 - 16:14
(Thanh tra) - Sau loạt bài viết phản ánh trên Báo Thanh tra, ngày 16/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có Văn bản số 2972/BVHTTDL-KHTC trả lời về các nội dung phóng viên đã đăng.
Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm việc với nhóm phóng viên Báo Thanh tra. Ảnh: Hoàng Nam
Về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao (Vinasport) về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Văn bản số 2972 nêu: Sau khi Vinasport tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để kiện toàn Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1949/BVHTTDL-KHTC ngày 9/5/2024 và Công văn số 2245/BVHTTDL-KHTC ngày 28/5/2024 gửi người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport (người đại diện) về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC. Theo đó, giao người đại diện phối hợp với Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty xây dựng phương án bàn giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Công ty về SCIC.
Ngày 12/6/2024, Bộ VHTTDL nhận được Báo cáo số 02/BC-NĐD của người đại diện về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước. Theo đó, nhóm người đại diện báo cáo: Vinasport chưa đáp ứng được các điều kiện để chuyển giao theo quy định tại Thông tư số 83/2018/TT-BTC ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại SCIC và đề xuất Bộ sớm chủ trì tổ chức cuộc họp với SCIC, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) để trao đổi phương án bàn giao nguyên trạng theo báo cáo tài chính năm 2023.
Trên cơ sở đề xuất của người đại diện và để đảm bảo điều kiện hoạt động của Công ty tuân thủ các quy định của pháp luật, Bộ VHTTDL đã ban hành 2 văn bản (số 2335/BVHTTDL-KHTC ngày 3/6/2024 và số 2489/BVHTTDL-TCCB ngày 23/6/2024) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Công văn số 2882/BVHTTDL-KHTC ngày 11/7/2024 gửi UBND thành phố Hà Nội liên quan đến việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Vinasport. Tuy nhiên đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh nên người đại diện chưa có đầy đủ cơ sở theo quy định để tiến hành triển khai các thủ tục lập hồ sơ phương án bàn giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Công ty về SCIC - Bộ VHTTDL nêu trong Văn bản 2972.
Với diễn giải như trên, dường như Bộ VHTTDL đã nghiêm túc, quyết liệt trong việc chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC, chứ không “làm ngơ chỉ đạo của Chính phủ”?
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, các qui định về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước đã được qui định rõ ràng. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ VHTTDL cùng các cơ quan liên quan làm gì cũng khá rõ ràng. Việc thực hiện qui trình để bàn giao không có rào cản về cơ chế, chính sách và không thiếu hướng dẫn.
Yêu cầu thoái vốn trong giai đoạn 2017-2020, không làm được
Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế. Trong số 181 doanh nghiệp phải thoái vốn trong năm 2018, Vinasport thuộc diện phải chuyển về SCIC và thực hiện thoái vốn trong năm.
Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 83/2018/TT-BTC ngày 30/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại SCIC, quy định: SCIC chỉ thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước về SCIC theo quy định và còn vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất.
Việc chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport đã được Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính, SCIC, CMSC và Vinasport nhiều lần trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản, tuy nhiên vẫn không thể thực hiện chuyển giao được.
Nguyên nhân được xác định là do sau khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần từ 7/8/2007, Bộ VHTTDL vẫn chưa quyết toán giá trị doanh nghiệp lần thứ 2 đối với Vinasport; báo cáo tài chính năm 2017 và các năm trở về trước bị các công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kèm theo các cơ sở từ chối đưa ra ý kiến liên quan đến các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính. Do đó, SCIC không có cơ sở để xác định số liệu chuyển giao liên quan đến vốn của doanh nghiệp, vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cũng như các số liệu tài chính có liên quan khác theo quy định tại Thông tư 83.
Tại giai đoạn này, Bộ VHTTDL với vai trò chủ trì, đã nhận diện được những khó khăn, vướng mắc không thể chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport theo quy định, nhưng mới chỉ đề xuất Chính phủ và đề nghị CMSC chỉ đạo SCIC nhận bàn giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Vinasport theo nguyên tắc số liệu chuyển giao theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, những tồn tại cần tiếp tục giải quyết sau chuyển giao sẽ được ghi nhận tại biên bản bàn giao.
Phương án chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC chưa được Bộ VHTTDL xây dựng.
Thoái vốn theo phương án cụ thể cũng không xong
Đối với việc chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC, đã có không dưới 4 lần, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTTDL thực hiện chuyển giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC.
Ngày 20/8/2019, Văn phòng Chính phủ tiếp tục ban hành Văn bản số 229/TB-VPCP thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng tại cuộc họp chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC, theo đó, đã giao CMSC chủ trì, phối hợp với các bộ: VHTTDL, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo SCIC, căn cứ thực trạng Vinasport và tình hình xử lý các nội dung liên quan của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án tiếp nhận phần vốn Nhà nước, cơ cấu lại, xử lý tài chính tại Vinasport, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 24/9/2019, SCIC đã có Văn bản số 1971/ĐTKDV-ĐT4 gửi CMSC về việc tiếp nhận phần vốn Nhà nước tại Vinasport, trong đó đã nhận diện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc tại Vinasport, nêu những ý kiến của các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và CMSC về khả năng chuyển giao; đồng thời đưa ra đánh giá về khả năng tái cơ cấu Vinasport sau khi tiếp nhận và đề xuất các phương án tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinasport.
Ngày 30/9/2019, CMSC đã có Văn bản số 1464/UBQLV-TH để lấy ý kiến góp ý phương án tiếp nhận phần vốn Nhà nước, cơ cấu lại, xử lý tài chính tại Vinasport.
Các cơ chế đặc thù do SCIC đề xuất để có thể tiếp nhận được Vinasport (trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho SCIC tiếp nhận) nêu tại Công văn số 1971/ĐTKDV-ĐT4 ngày 24/9/2019 là chưa phù hợp với quy định tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đề xuất này là để thực hiện Văn bản số 6561/VPCP-ĐMDN ngày 24/7/2019 của Văn phòng Chính phủ và là giải pháp giảm thiểu việc mất vốn Nhà nước đầu tư tại Vinasport, thu hồi vốn Nhà nước tại Vinasport nên Bộ Tài chính ủng hộ về chủ trương và đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với SCIC lấy ý kiến cổ đông Vinasport về các nội dung của phương án để đạt được sự đồng thuận, tránh khiếu kiện, vướng mắc khi thực hiện.
Theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 (Quyết định này thay thế cho Quyết định 1232/QĐ-TTg nêu ở trên), Vinasport tiếp tục được nhắc tên tại phụ lục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn theo phương án cụ thể. Bộ trưởng Bộ VHTTDL có trách nhiệm xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn, trước ngày 31/7/2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 10, Thông tư 83/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trình tự chuyển giao, theo đó, các bộ, UBND cấp tỉnh chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc các bộ phận chuyên môn (đối với doanh nghiệp không có người đại diện) lập hồ sơ chuyển giao theo quy định gửi các đơn vị có liên quan. Căn cứ hồ sơ chuyển giao, các bộ, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với SCIC và doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao thẩm định thông tin, số liệu tại hồ sơ chuyển giao; lập Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại từng doanh nghiệp và báo cáo lãnh đạo các bộ, UBND cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền ký Biên bản chuyển giao.
Trong trường hợp của Vinasport, người đại diện có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển giao theo quy định để trình lãnh đạo Bộ VHTTDL, SCIC và CMSC thẩm định trước khi ký chuyển giao.
Người đại diện tại Vinasport đã được Bộ VHTTDL kiện toàn từ tháng 6/2023, tuy nhiên, đến nay, Bộ VHTTDL chưa chuyển giao hồ sơ của Vinasport về SCIC để rà soát, thực hiện chuyển giao, cũng chưa phản hồi ý kiến với CMSC về phương án chuyển giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Vinasport sang SCIC.
Tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của Vinasport, nhóm người đại diện cũng không đưa các nội dung về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC vào chương trình làm việc, mà chỉ tập trung kiện toàn bộ máy cũng như quyền lợi của Hội Qồng quản trị, Ban Kiểm soát. Trong khi đó, tái cơ cấu, thoái vốn, kiện toàn bộ máy là nhiệm vụ của SCIC sau khi nhận chuyển giao và đã được SCIC đề xuất phương án từ năm 2019.
Và kế hoạch của Bộ VHTTDL (theo Văn bản 2972) vẫn là “dự kiến sẽ làm việc với CMSC, SCIC về phương án bàn giao nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại Vinasport về SCIC trong thời gian tới”.
Bài 8: Mất vốn Nhà nước tại Vinasport, ai chịu trách nhiệm?
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải