Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nhóm phóng viên
Thứ năm, 11/07/2024 - 17:11
(Thanh tra) - Sau khi đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 của Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao (Vinasport) thông qua các nghị quyết, một số cổ đông đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Đống Đa giải quyết, hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ và đến nay đã được tòa thụ lý. Đơn tố cáo gửi đến Thanh tra Bộ Nội vụ đã được chuyển đơn đến Thanh tra Chính phủ để giải quyết theo thẩm quyền.
Đơn tố cáo và khởi kiện của nhóm cổ đông Vinasport đã được các cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý theo trình tự thủ tục pháp luật. Ảnh: Nhóm phóng viên
Tòa án thụ lý yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ
Ngay sau khi ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Vinasport kết thúc, một nhóm cổ đông với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ hơn 25% vốn điều lệ đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, giải quyết, hủy bỏ các nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Vinasport ban hành ngày 26/4/2024.
Các nghị quyết được yêu cầu hủy bỏ có nội dung: miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017-2022; thông qua số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024-2029; thông qua Quy chế Hoạt động của Hội đồng quản trị; thông qua Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát; thông qua mức chi trả lương, thù lao và chi phí hoạt động thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát năm 2024; thông qua kết quả bầu cử thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024-2029; miễn nhiệm và bổ nhiệm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029.
Lý do mà nhóm cổ đông nêu ra là trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Vinasport, tổ chức ngày 25/4/2024, bởi nhóm người triệu tập đã vi phạm rất nghiêm trọng Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông Vinasport.
Cụ thể, trong đơn, nhóm cổ đông đã liệt kê hàng loạt những vi phạm như: Vi phạm trong quá trình triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024; các tờ trình, quy chế được dự thảo và thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ có nhiều nội dung mâu thuẫn, không phù hợp với Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp; công tác kiểm tra danh sách cổ đông đăng ký dự họp không khách quan, minh bạch; quá trình điều hành của chủ tọa tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 vi phạm quy định của điều lệ và vi phạm chính các quy chế được ĐHĐCĐ thông qua tại cuộc họp; vi phạm quy định về nội dung biên bản cuộc họp và thẩm quyền ban hành nghị quyết họp ĐHĐCĐ; vi phạm Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của nhóm người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; vi phạm nghiêm trọng khác trong việc thực hiện bầu thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
Các cổ đông cho rằng, những vi phạm nêu trên cho thấy sự thiếu sót trong công tác chuẩn bị, nhóm người triệu tập họp là người dự thảo các quy chế bầu cử, bỏ phiếu mà lại vi phạm chính các quy chế đã trình, được ĐHĐCĐ thông qua tại cuộc họp.
Sau quá trình tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự của nhóm cổ đông Vinasport và xem xét các hồ sơ kèm theo, ngày 20/6/2024, Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã thụ lý Việc kinh doanh thương mại số 104/2024/TLST-KDTM về việc “yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bị tố vi phạm pháp luật
Trong đơn tố cáo gửi đến Thanh tra Bộ Nội vụ, người tố cáo cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong công tác kiện toàn người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport. Việc Bộ VHTTDL đề cử ông Nguyễn Anh Tuấn làm thành viên Hội đồng quản trị là hành vi vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ Vinasport. Bộ VHTTDL đã không thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trong thực hiện Kết luận Thanh tra số 27/KL-TTCP ngày 13/2/2023.
Bộ VHTTDL là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, cơ quan áp dụng pháp luật mà lại vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp xử lý sớm và dứt điểm, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiện toàn người đại diện này, có thể khiến Vinasport lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục mất ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy Vinasport vào hoàn cảnh khó khăn không thể phục hồi, người lao động không có điều kiện được làm việc ổn định - người tố cáo viết trong đơn.
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 81/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2023 của Chính phủ, ngày 14/6/2024, Thanh tra Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 300/TTBNV-P02 chuyển đơn của công dân đến Thanh tra Chính phủ để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương