Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Lời kêu cứu trước dấu hiệu cơ quan tố tụng áp dụng sai các quy định

Thúy Nhài - Lê Hiếu

Thứ bảy, 01/04/2023 - 09:57

(Thanh tra) - Ngày 13/01/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình có Kết luận điều tra bổ sung số 03/BKL-CSKT đề nghị truy tố Đặng Văn Quang, Trần Xuân Thành, Đinh Minh Tiến, Nguyễn Ngọc Việt, Nguyễn Văn Quyền và Lê Hồng Phong về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”, quy định tại Khoản 4 Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trụ sở Quỹ Tín dụng thị trấn Me. Ảnh: PV

Tiếp đó, ngày 13/03/2023, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Cáo trạng số 06/CT-VKS-P1 để truy tố các bị can nói trên về cùng tội danh nói trên.

Trong đơn kêu oan gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, các bị can Đặng Văn Quang, Nguyễn Ngọc Việt và Nguyễn Văn Quyền khẳng định “quá trình điều tra, giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng sai các quy định của pháp luật. Do vậy, chúng tôi làm đơn này đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kiểm tra, xem xét lại vụ án cũng như nội dung Cáo trạng số 06/CT-VKS-P1 ngày 13/03/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi khẳng định… các chứng cứ, căn cứ mà Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình nêu tại Kết luận điều tra bổ sung số 03/BKL-CSKT chưa đủ và chưa làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội chúng tôi và các cá nhân khác tội “vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”, vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”.

Tại bản Kết luận điều tra bổ sung số 03, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình kết luận “các bị can đã cố ý làm sai quy định về điều kiện cấp tín dụng” theo quy định tại Khoản 1, Điều 94 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010; Điều 24 Quy chế số 717 của Ngân hàng Hợp tác xã (HTX) Việt Nam; Sổ tay hướng dẫn thực hiện vốn dự án quốc tế ADB-1802, AFD và ICO do Tổng Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) Trung ương ban hành ngày 17/09/2002; đối với Hồ sơ vay vốn ADB - 1802 số HT04100085 không có “danh sách hộ gia đình có thu nhập thấp (mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn 128 USD/người/năm), có xác nhận của UBND”; đối với hồ sơ vay vốn AFD không có tài liệu thể hiện đối tượng vay vốn, phương án sử dụng vốn vay, biện pháp bảo đảm bảo tiền vay…

Trong đơn kêu oan, các ông Quang, Việt và Quyền khẳng định kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa đảm bảo tính khách quan.

Thứ nhất, các bị can không cố ý làm sai quy định về điều kiện cấp tín dụng. Trước hết, hoạt động của Ngân hàng HTX là hoạt động đặc thù, được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt. Điều 117 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng HTX là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDND”. Điều 41 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Thông tư số 09/2016/TT-NHNN quy định: “Ngân hàng HTX nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các QTDND thành viên theo Quy chế Điều hòa vốn”. Đây cần được coi là một trong các qui định gốc để xem xét các hành vi vi phạm của các bị can.

Điều 10 “Điều kiện vay vốn”, Quy chế Điều hòa vốn số 177, sửa đổi bổ sung bởi Quy chế số 717 qui định điều kiện cấp tín dụng cho các QTDND. Tuy nhiên, các tài liệu điều tra không kết luận các bị can vi phạm quy định này.

Bên cạnh đó, theo Thông báo kết quả kiểm toán số 315/TB-KTNN ngày 5/7/2019, Kiểm toán Nhà nước kết luận: “Hồ sơ cho vay quỹ tín dụng thành viên được lập đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác; các nội dung, thông tin cần thiết ghi trong hồ sơ vay vốn cơ bản đảm bảo tính pháp lý, các điều kiện để tham gia vay vốn tại ngân hàng”.

Các bị can cũng không vi phạm qui định về định mức cho vay được nêu tại Điều 14 Quy chế số 177, được sửa đổi bởi Quy chế số 717. Kết luận điều tra số 40 ngày 08/11/2021 mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước đã nêu rõ, Cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận Ngân hàng HTX Ninh Bình cho QTDND thị trấn Me vay không vượt quá quy định.

Lực lượng chức năng khám xét phòng làm việc của ông Đặng Văn Quang. Ảnh: PV

Về hồ sơ cho vay, tại Khoản 2, Điều 18 Quy chế 177 quy định thủ tục khi có nhu cầu vay vốn, QTDND chỉ gửi cho ngân hàng hợp tác giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu) và 02 bản hợp đồng tín dụng. Như vậy, trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, các bị can đã đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Quy chế Điều hòa vốn.

Thứ hai, sổ tay nghiệp vụ do Tổng Giám đốc Quỹ Tín dụng Trung ương ban hành ngày 17/9/2002, cách thời điểm Ngân hàng HTX cho QTDND thị trấn Me vay trên 15 năm. Tiêu chí đánh giá hộ gia đình có thu nhập thấp đã có nhiều thay đổi, dẫn đến quy định trong sổ tay đã không còn phù hợp, rất khó khăn để xin xác nhận của UBND xã.

Ngày 19/01/2015, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo là 700.000 đ/người/tháng ở nông thôn, 900.000đ/người/tháng ở đô thị (tương đương 300 - 500 USD/người/năm). Hơn nữa, Sổ Tay nghiệp vụ không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hướng dẫn nội bộ được căn cứ theo Luật Các Tổ chức tín dụng năm 1997, Luật HTX năm 1996 đã hết hiệu lực từ rất lâu.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cho vay giữa QTDND với khách hàng của quỹ), chỉ có pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định, các cá nhân mới là khách hàng được vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Do vậy, trong quá trình làm việc, các bị can không áp dụng quy định của Sổ tay Nghiệp vụ này để yêu cầu QTDND thị trấn Me cung cấp danh sách hộ gia đình có thu nhập thấp tại thời điểm thẩm định hồ sơ cấp tín dụng là hoàn toàn có cơ sở, đảm bảo nhiệm vụ cấp thiết là điều hòa vốn của Ngân hàng HTX Ninh Bình.

Thứ ba, Điều 24 Quy chế Điều hòa vốn số 177, được sửa đổi bởi Quy chế số 717 quy định “ngân hàng hợp tác có quyền yêu cầu QTDND cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến khoản vay và tình hình hoạt động của TDND”. Ngân hàng HTX Ninh Bình không có nghĩa vụ yêu cầu QTDND cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến khoản vay khi xét duyệt cấp tín dụng. Việc không sử dụng quyền do pháp luật quy định không thể xét là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng sai các quy định của pháp luật khi kết luận các bị can “vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”.

Theo luật sư Vũ Văn Thiệu, Hãng Luật INCIP, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, ở các vụ án này, một trong những căn cứ quan trọng nhất để định khung vi phạm chính là xem xét là hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Ở vụ án này, hậu quả của hành vi vi phạm đến đâu?

Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại vụ việc để bạn đọc theo dõi.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm