Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 10/11/2013 - 09:30
(Thanh tra) - Đầu những năm 1990, nhiều hộ dân phía Bắc theo vận động nên vào Tây Nguyên làm kinh tế mới. Đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng họ vẫn chưa được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để an cư, lạc nghiệp, vì thế kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường...
Là người đưa 30 hộ dân từ Hòa Bình vào Ngọc Hồi làm kinh tế mới, ông Bùi Trọng Kim (Thôn trưởng đầu tiên của thôn 6, thị trấn Plei Kần) bức xúc: Năm 1993, nơi đây chỉ là một vùng đất hoang vu. Để có cái ăn, chúng tôi đã phải cật lực khai hoang vỡ hóa. Nhưng, không hiểu vì lý do gì, đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa được UBND huyện Ngọc Hồi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để chúng tôi yên tâm và tin tưởng gắn bó trên quê hương thứ hai.
Năm 1995, ông Sa Quý Binh rời quê hương để vào Kon Tum. Điểm dừng chân của gia đình ông Binh là vùng đồi núi hoang vu nằm cách cửa khẩu biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia chưa đầy 20 km (khi đó huyện Ngọc Hồi chưa thành lập). Sau nhiều năm miệt mài lao động, ông Binh khai hoang được trên 2 ha đất rừng. Đến năm 1995, đoàn cán bộ huyện Ngọc Hồi tiến hành đo đạc đất đai, nhưng đến nay, ông Binh vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”. Vậy là sau gần 20 năm đi làm kinh tế mới, gia đình ông Binh vẫn sống trong căn nhà tạm bợ.
Thôn Ngọc Tiền, xã Đắk Xú, hiện có 190 hộ, trong đó 88 hộ thuộc diện kinh tế mới và kinh tế xen ghép, nhưng chỉ có 15 hộ được cấp sổ đỏ đất thổ cư. Vì vậy, các hộ dân không dám xây dựng nhà ở kiên cố mà phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ. Ông Trần Văn Nghĩa cho biết: “Gia đình tôi vào lập nghiệp ở đây từ năm 1998, đã nhiều lần thấy cán bộ đi đo đạc, nhưng mãi đến nay tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ đất thổ cư. Mong muốn của các hộ dân ở đây là được cấp sổ đỏ đất đai để thế chấp vay vốn sản xuất”.
Theo quy định, những hộ gia đình thuộc diện đi kinh tế mới, ngoài được hỗ trợ chi phí đi lại, làm nhà ở, lương thực..., thì họ còn được cấp đất ở và đất sản xuất. Thế nhưng, hàng trăm hộ dân vào Ngọc Hồi mặc dù đã được Nhà nước cấp đất ở nhưng lại chưa trao cho họ quyền sử dụng đất mà họ đang sản xuất, làm nhà ở lâu nay. Chánh Văn phòng UBND huyện Nguyễn Văn Tôn giải thích: “Có lẽ trước khi đến Ngọc Hồi lập nghiệp, những hộ dân trên đã đến nơi khác sinh sống và cũng đã được cấp đất rồi, nên mới không được huyện Ngọc Hồi cấp sổ đỏ (?).
Còn Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi Trần Văn Chí cho biết: “Tôi mới về cũng chưa nắm rõ tình hình. Nhưng theo tôi, thì nếu những hộ dân trên đến Ngọc Hồi để làm kinh tế mới từ những năm 90 và ở lại thì chắc chắn họ phải có sổ đỏ đất rồi. Nếu vì một lý do nào đó mà chưa có, nhưng đã có cán bộ xuống đo đạc thì họ phải có tên lưu ở sổ sách và sơ đồ địa chính của huyện. Đằng này, họ không hề có tên lưu trong hồ sơ như mấy anh em báo cáo thì nghe cũng lạ. Để tôi cho kiểm tra lại”.
Là người trực tiếp xuống từng hộ dân đo đạc đất đai để tiến hành cấp sổ đỏ cho dân từ những năm 1993 - 2000, ông Bùi Văn Lập, nguyên cán bộ địa chính thị trấn Plei Kần xác nhận: “Tôi cam đoan hầu hết các hộ dân diện kinh tế mới ở thị trấn Plei Kần đã được chúng tôi xuống tận nơi để đo đạc. Tôi xin khẳng định, 30 hộ dân ở thôn 6 được ông Bùi Trọng Kim đưa từ Hòa Bình vào đây lập nghiệp và họ ở từ đó đến nay. Cần phải xem xét lại và cấp “sổ đỏ” cho họ, chính quyền đừng có thoái thác trách nhiệm mà tội họ”.
Năm 1995, khi Nông trường Cao su Plei Kần, thuộc Công ty Cao su Kon Tum - CSKT ra đời, thì hầu hết các hộ dân này đã bị thu hồi lại sổ đỏ với lý do lấy đất giao cho nông trường. Ông Đinh Văn Lan, tổ 6, Plei kần nói: “Năm 1991, gia đình tôi di cư vào đây và vỡ hoang được gần 8 ha đất. Đến khoảng năm 1993, UBND huyện tiến hành cấp sổ đỏ cho tôi được 1,1 ha, gần 7 ha đất còn lại thì huyện hứa sẽ làm sau. Nhưng năm 1998, chính quyền huyện lại xuống thu hồi lại sổ đỏ của tôi mà không có một lời giải thích”.
Tương tự, ông Đinh Văn Giang, cùng trú tổ 6 trình bày: “Năm 1991, gia đình tôi khai hoang được một phần diện tích để làm ăn sinh sống. Đến năm 1995, UBND huyện Ngọc Hồi đã tiến hành đo đạc và cấp sổ đỏ. Theo đó, tôi được sở hữu hơn 10 ngàn m2 đất thuộc Thửa số 19 và 20, Tờ bản đồ số 6, thị trấn Plei Kần. Năm 1996, UBND huyện đã thu hồi diện tích đất nói trên giao cho nông trường. Từ đó đến nay, đất của tôi do nông trường quản lý, khai thác và khi giải tỏa không đền bù gì...”.
Ngoài ra, còn có gia đình ông A Đông, thôn 4, thị trấn Plei Kần, có 3,63 ha đất nông nghiệp, đã từng được cấp sổ đỏ nhưng năm 2005 cũng bị thu hồi. Từ đó đến nay, ông A Đông và hàng chục hộ dân cùng cảnh ngộ ở thôn 4 đã khiếu kiện khắp nơi, nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng.
Hàn Giang - Thanh Thảo
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh