Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai đứng sau vụ phá rừng phòng hộ huyện Tiên Phước?

Thứ bảy, 23/09/2017 - 10:20

(Thanh tra) - Hàng trăm ha rừng phòng hộ rừng đầu nguồn sông Tranh thuộc xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước bị tàn phá khủng khiếp để lấy đất trồng keo. Đáng nói là, sự vụ xảy ra hơn 3 năm nay nhưng chính quyền sở tại và ngành chức năng vẫn thờ ơ trách nhiệm...

Nhiều cây to trong rừng phòng hộ xã Tiên Lãnh bị chặt hạ không thương tiếc

Tiên Lãnh là xã nằm cách trung tâm huyện miền núi Tiên Phước khoảng 30km, có diện tích rừng tự nhiên gần 3.000ha. Khu vực rừng bị tàn phá nặng nề nhất mấy năm qua nằm giáp ranh với các huyện Hiệp Đức, Bắc Trà My; địa hình xa xôi, cách trở; đường sá đi lại rất khó khăn.

Không cần đi vào rừng sâu mà có mặt tại đường giao thông thuộc tiểu khu 556, 557, đã chứng kiến những đồi núi trước đây xanh tươi nay trơ gốc cây và bị đốt cháy sém. Hai bên đường còn nhiều cây khô và cả những cây to vừa bị đốn hạ. Ngước nhìn ra xa trên những cánh rừng bị đốt phá, nay được thay bằng những hàng keo đang bén gốc với chiều cao gần 1m.

Nhiều cánh rừng nguyên sinh bị đốt phá

Theo người dân địa phương, do giá cây keo trên thị trường ổn định, nên nhiều người đốn hạ cây rừng vừa lấy được gỗ quý để làm nhà, đồ dùng; vừa lấy đất để bán cho người khác hoặc trồng keo tạo thu nhập trong tương lai gần.

“Nhân dân ở đây rất bức xúc do nguyên nhân có người đầu tư đứng phía sau, mà người đầu tư đó ở cấp huyện, cấp tỉnh chứ không phải người dân ở đây”, một người dân cho biết.

Anh Dương Văn Tỵ là một trong nhóm 16 hộ nhận khoán bảo vệ gần 400 ha rừng, cách đây hơn 1 năm khi phát hiện rừng bị phá, nhóm hộ bảo vệ rừng đã báo cáo với chính quyền xã và kiểm lâm địa bàn nhưng không có ai ra tay xử lý. 

Anh Tỵ nói: “Bảo vệ rừng về rồi, mình cũng báo thế nhưng kiểm lâm cũng không bắt được ai cả”.

Theo lãnh đạo UBND huyện Tiên Phước, sở dĩ xảy ra tình trạng phá rừng kéo dài như trên là do một số người, kể cả cán bộ sau khi về hưu có một ít tiền nên nảy sinh ý định mua đất rừng làm trang trại, mà rừng thì làm thủ tục sang nhượng khó nên họ dùng con đường là thuê bà con dân tộc thiểu số tại chỗ đốt phá rừng sau đó bán lại cho họ làm chủ.

Tính từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Phước, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và khởi tố 25 vụ phá rừng, riêng từ đầu năm 2017 đến nay, tại xã Tiên Lãnh đã xảy ra 10 vụ phá rừng tự nhiên với tổng diện tích gần 24ha thuộc tiểu khu 556 và 557. Trong 10 vụ hủy hoại rừng mới đây, chỉ xác định được 7 đối tượng phá gần 5ha rừng phòng hộ tại khu vực Dội Lớn (tiểu khu 556).

Điều khó hiểu là, với diện tích rừng bị thiệt hại lớn như vậy, nhưng trên thực tế chẳng có ai bị xử lý, kể cả kiểm lâm phụ trách địa bàn.

Lãnh đạo xã Tiên Lãnh cho biết, việc người dân phá rừng phòng hộ lấy đất trồng keo lâu nay diễn ra liên tiếp, trong khi diện tích rừng lớn nhưng chỉ có 1 kiểm lâm địa bàn phụ trách nên khó quản lý. Có nhiều vụ phá rừng bị phát hiện và bàn giao hồ sơ cho kiểm lâm xử lý nhưng chế tài xử phạt không đủ sức răn đe.

Mục đích phá rừng để sang nhượng đất và trồng keo

Ngày 21/9, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10066 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam làm rõ vụ phá rừng ở Tiên Lãnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 30/10/2017.

Ngày 22/9, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam do ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã về xã Tiên Lãnh để tổ chức kiểm tra toàn diện hiện trạng rừng bị phá; sau khi có kết luận chính thức, địa phương sẽ xử lý nghiêm.

Dư luận đề nghị làm rõ những kẻ chủ mưu trong việc phá rừng ở Tiên Lãnh để có biện pháp xử lý kiên quyết theo quy định của pháp luật.

Ngọc Phó

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm