Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

2 năm chưa "hợp thức hoá" được sai phạm vụ phá 20ha rừng vườn quốc gia để làm đường

Anh Minh

Thứ bảy, 30/03/2024 - 17:29

(Thanh tra) - Dù chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng các đơn vị thi công Dự án đường Trường Sơn Đông đã tự ý phá gần 20ha rừng thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Chư Yang Sin và Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà quản lý.

Tự ý phá 20ha rừng vườn quốc gia để làm đường Trường Sơn Đông, 2 năm chưa "hợp thức hoá" được sai phạm. Ảnh: Anh Minh

Ngày 30/3, nguồn tin Báo Thanh tra cho biết, Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng về việc hồ sơ trình chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông.

Theo văn bản của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, hồ sơ Dự án đường Trường Sơn Đông chưa đủ cơ sở để tham mưu Bộ NN&PTNT báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Cụ thể, chưa đủ cơ sở để đánh giá Dự án đường Trường Sơn Đông phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự án chưa được UBND tỉnh Đắk Lắk cập nhật đầy đủ chỉ tiêu sử dụng đất vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai. Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) cũng khẳng định, chưa đủ cơ sở để xác định dự án phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

“Đến thời điểm này, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia chưa được phê duyệt, do vậy đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia dựa trên cơ sở sự phù hợp của dự án với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, văn bản của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) nêu rõ.

Dư luận quan tâm là số gỗ ở gần 20ha rừng đặc dụng thuộc 2 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) và Bi Đoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) bị “khai thác” đã đi về đâu?. Ảnh: Anh Minh

Cục Kiểm lâm đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng chỉ đạo nghiên cứu, kiểm tra, rà soát quỹ đất trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan, đảm bảo Dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cục Kiểm lâm cũng đề nghị hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với việc triển khai Dự án đường Trường Sơn Đông.

Trước đó, vào tháng 1 và tháng 2/2022 trên địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng phát hiện các đơn vị thi công Dự án đường Trường Sơn Đông tự ý phá gần 20ha rừng thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Chư Yang Sin và Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà quản lý để làm đường.

Dự án đường Trường Sơn Đông do Bộ Tổng tham mưu – Bộ quốc phòng làm chủ đầu tư. Ảnh: Anh Minh

Tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, bước đầu cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định, các đơn vị thi công đường đã tự ý phá hơn 15ha, với chiều dài khoảng 7km. Trên tuyến đường tự ý mở thiệt hại hoàn toàn về rừng và không rõ số gỗ trên tuyến đã đi đâu. Tương tự, tại Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà, cơ quan chức năng tỉnh tỉnh Lâm Đồng xác định có gần 5ha rừng đã bị phá với chiều dài hơn 3,3km. Trữ lượng gỗ bị thiệt hại và 187m3 và hơn 14.700 cây lồ ô.

Các cơ quan chức năng 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng đã thống nhất đề nghị chuyển hồ sơ đến Cơ quan Điều tra hình sự - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam để giải quyết theo đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, sau 2 năm phát hiện vụ việc tự ý phá rừng hai Vườn Quốc gia để làm đường Trường Sơn Đông, các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vẫn chưa hoàn thiện.

Trong khi đó, Dự án đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, đây là Dự án trọng điểm quốc gia, đi qua khu vực trọng điểm về sinh thái môi trường, đươc bảo vệ nghiêm ngặt. Dư luận đặt dấu hỏi lớn về việc Dự án đường Trường Sơn Đông do Ban Quản lý dự án 46, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) làm đại diện chủ đầu tư, lẽ ra dự án phải được tiến hành thận trọng và chặt chẽ, theo đúng các quy định của pháp luật. Thế nhưng, việc triển khai trong thực tế đã không tuân thủ các quy trình, quy định. Đơn vị thi công đã ngang nhiên phá gần 20ha rừng cấm để làm đường mà chủ đầu tư, chủ rừng và chính quyền địa phương không hề hay biết.

Với hàng chục ha rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt của 2 Vườn Quốc gia, khối lượng gỗ chắc chắn là không hề nhỏ. Thế nhưng, hiện trường hiện nay toàn bộ cây rừng trên tuyến đường dài hơn 10km đã bị phá trắng. Hiện chỉ còn dấu vết một số cây bị vùi lấp ở ven đường, có cây đường kính đến hai người ôm. Điều dư luận quan tâm là số gỗ ở gần 20ha rừng đặc dụng thuộc 2 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) và Bi Đoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) bị “khai thác” đã đi về đâu?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm