Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Giang
Thứ năm, 05/06/2025 - 07:05
(Thanh tra) - Câu chuyện chú rể “khất nợ” nhẫn cưới tưởng chừng như không liên quan gì tới vàng nhưng hóa ra nó cho thấy ổn định thị trường này quan trọng với người dân thế nào và vàng trang sức thực ra có vai trò lớn trong cân bằng ngoại tệ khi nhập khẩu vàng.
Vàng trang sức dường như bị “lu mờ” trước sức nóng của vàng nhẫn, vàng miếng. Ảnh minh hoạ.
Chú rể “khất nợ” nhẫn cưới, vàng trang sức không bị lãng quên
Trong suốt nhiều năm qua, vàng SJC, vàng nhẫn mới là những sản phẩm được “điểm danh” nhiều nhất trên mặt báo, truyền thông. Nguyên nhân là do vàng miếng được xem là nơi “trú ẩn an toàn”, giữ gìn giá trị tài sản cho người dân. Còn vàng trang sức có tính đảm bảo thấp hơn vì khi mua, khách hàng phải trả phí chế tác nhưng khi bán lại bị trừ tiền cho phần này.
Chính vì vậy, suốt thời gian dài, vàng trang sức dường như bị “lu mờ” trước sức nóng của vàng nhẫn, vàng miếng. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng vàng trang sức bị “lãng quên”. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy điều ngược lại khi vàng trang sức mới thực gắn bó với cuộc sống thường ngày của người dân. Nhẫn cưới là một tín vật không thể thiếu trong ngày quan trọng nhất của mỗi con người.
Thế nhưng, gần đây, anh Nguyễn Trọng Tường (Bắc Giang) cho biết để chuẩn bị cho lễ cưới diễn ra vào tháng 8 năm nay, anh dồn đến đồng tiền cuối cùng để chuẩn bị cho chụp ảnh cưới, làm giường tủ, sơn sửa phòng tân hôn, đặt cỗ,… Đến khi nhớ ra là nhẫn cưới chưa kịp mua thì đồng tiền cuối cùng của anh đã ra đi.
“Cực chẳng đã, tôi đành khất nợ nhẫn cưới với vợ. Giá vàng tăng, nhẫn cưới bây giờ đắt quá. Thực sự vượt khả năng chi trả của tôi ở thời điểm hiện tại. Rất may, vợ tôi đồng ý. Nhưng tôi biết, cô ấy không vui, bản thân tôi cũng vậy. Biết làm sao được. Có trách thì trách vàng nóng quá”, anh Tường chia sẻ.
Có thể thấy, vàng tăng mạnh không chỉ tác động đến quá trình tích sản của người dân mà nó thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường. Và cũng từ đây, vai trò của vàng trang sức được quan tâm nhiều hơn.
Nhập khẩu để tăng cung và nỗi lo tỷ giá
Vì sao giá nhẫn cưới nói riêng và vàng trang sức nói chung lại tăng? Câu trả lời rất đơn giản, là do gia vàng miếng, vàng nhẫn tăng theo thị trường thế giới.
Chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam khẳng định nguyên nhân là do không có nguồn cung nên giá cao. Trong khi thị trường chính thống, nguồn cung rất hạn chế thì ở trên thị trường trôi nổi, doanh nghiệp không dám mua vì có thể bị hình sự hóa. Kết quả là giá cứ thế tăng.
Ông Hùng cho biết thêm, theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, doanh nghiệp trang sức nào đủ điều kiện thì được nhập khẩu vàng. Thế nhưng, họ lại không được cấp quota.
Vấn đề thiếu nguồn cung sản xuất vàng trang sức cũng từng được doanh nghiệp nhắc đến.
Tại tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra trong ngày 20/3, ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức chỉ khoảng 1-2 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, do các chính sách kiểm soát vàng áp dụng chung với cả vàng miếng và vàng trang sức hay áp lực từ tỷ giá khiến Nhà nước phải hạn chế nhập khẩu vàng dẫn đến ngành vàng trang sức bị hạn chế nguồn cung nguyên liệu.
Cân bằng ngoại tệ
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định việc nhập khẩu vàng chắc chắn có ảnh hưởng đến ngoại tệ vì muốn nhập khẩu vàng, doanh nghiệp phải thanh toán bằng đồng đô la.
“Lượng đô la dùng cho nhập khẩu vàng mỗi năm không quá lớn. Nhưng đúng là ở thời điểm này, dự trữ quốc gia đang mỏng, chỉ khoảng 80 tỷ USD, không đủ bao phủ cho 3 tháng nhập khẩu. Trong 3 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu là 100 tỷ USD. Nếu bỏ ra vài tỷ USD để mua vàng thì rõ ràng có tác động đến dự trữ ngoại tệ”, ông Hiếu phân tích.
Dù vậy, theo ông Hiếu, việc nhập khẩu vàng vẫn là rất cần thiết vì bất cứ chính sách tiền tệ nào cũng vậy, không bao giờ thỏa mãn được tất cả các mục tiêu. Vì vậy, phải lựa chọn, thị trường vàng cần ổn định nguồn cung.
Và ở đây, trên thực tế, vàng có thể tự dùng chính bản thân mình để cân bằng ngoại tệ. Đó là vàng trang sức xuất khẩu.
TS Nguyễn Trí Hiếu đồng tình với quan điểm này. Ông cho biết các nhà kinh doanh vàng nên tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có thể xuất khẩu được để tạo nguồn thu ngoại tệ, bù bắp vào phần ngoại tệ dùng để nhập khẩu vàng.
Cùng chung quan điểm, ông Lê Trí Thông đã đề nghị Nhà nước cũng cần tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm vàng trang sức, biến ngành này thành một trong những ngành xuất khẩu quan trọng, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng, các thủ tục pháp lý về nhà ở xã hội (NOXH) sẽ được rút ngắn, tạo điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn… để “xây giấc mơ an cư” chung tay hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn NOXH.
Nhật Minh
(Thanh tra) - Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Uyên Phương
Hoàng Minh
Mai Lê
Đình Thuyết
Huyền Thu
Thái Hải
Đình Thuyết
T. Minh
Hương Giang
TS Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Trần Quý
Thiên Bình
Thiên Bình
Hương Giang
Trần Quý