Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/07/2014 - 13:41
(Thanh tra) - Đến nay, 8 chuỗi giá trị nông sản gồm dâu tằm tơ, chè, mây, tre, gai dệt vải, thảo quả, quế và rong biển đã được thiết lập tại 8 tỉnh ở Việt Nam. Đây là kết quả ban đầu của Chương trình Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn thông qua phát triển chuỗi giá trị (MARP), được triển khai từ tháng 7/2013, do Thụy Sĩ tài trợ.
Chuỗi giá trị nông sản cần được thí điểm bài bản và mở rộng ra các địa phương khác. Ảnh: T.A
6.870 hộ gia đình tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản
Ông Samuel Waelty, Giám đốc Quốc gia của Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) tại Việt Nam cho biết, Chương trình Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn thông qua phát triển chuỗi giá trị (MARP), được triển khai từ tháng 7/2013, với tổng ngân sách 5,2 triệu USD, do Thụy Sĩ tài trợ. Chương trình nhằm hỗ trợ cho các dự án và tổ chức, với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn nghèo tham gia vào các chuỗi giá trị nông nghiệp phù hợp để tăng thu nhập.
Đến nay, 8 chuỗi giá trị nông sản gồm dâu tằm tơ, chè, mây, tre, gai dệt vải, thảo quả, quế và rong biển đã được thiết lập tại 8 tỉnh ở Việt Nam. Mỗi chuỗi giá trị được giao cho một tổ chức thức hiện.
Chuỗi giá trị ngành gia vị được Tổ chức Hợp tác Phát triển Hà Lan (SNV) đảm nhiệm, đang đào tạo 12.000 hộ nông dân sản xuất quế, hồi, thảo quả tại các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang về cải tiến sản xuất, kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch. Trong đó, có khoảng 9.000 hộ ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Dự án cũng hỗ trợ kỹ năng kinh doanh và công nghệ chế biến cho 50 thương lái thu mua gia vị và 30 công ty chế biến gia vị ở các địa phương, và khoảng 10 công ty thương mại XK gia vị lớn cũng sẽ tham gia.
Trong khi đó, dự án phát triển chuỗi giá trị rong đỏ được Tổ chức MCNV và Công ty Capital Seaweed đảm nhiệm. Công ty Capital Seaweed đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với gần 500 hộ trồng rong đỏ, rồi chế biến thành nhiều sản phẩm để xuất khẩu. Kỳ vọng mỗi hecta mặt nước biển trồng rong đỏ theo kỹ thuật mới, nông dân có thể thu 16 tấn rong biển khô/năm, bán được 11.200USD, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt 50%.
Ông Samuel Waelty chia sẻ: “Đến nay, MARP đã tiếp cận được 6.870 hộ gia đình tại 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Theo chúng tôi nhận định, thúc đẩy khu vực tư nhân hợp tác với người nghèo là hết sức cần thiết để người nghèo cải thiện thu nhập. Nông thôn là thị trường có nhiều rủi ro, chi phí giao dịch lớn, và thiếu những liên kết thị trường bền vững; do đó, huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân cho phát triển bền vững của nông dân nghèo vẫn là một thách thức lớn. Mục đích của chương trình nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân để mang lại lợi ích bền vững cho các cộng đồng nông thôn còn đang trong tình trạng nghèo dai dẳng ở Việt Nam”.
Gạo cũng là mặt hàng chủ lực, cần thiết phải tạo chuỗi giá trị nông sản để nâng cao chất lượng và giá trị. Ảnh: T.A
Cần liên kết nông dân nghèo với doanh nghiệp
Thực tế, có trước Chương trình MARP, Chương trình Hỗ trợ Cạnh tranh toàn cầu GCF tại Việt Nam (DANIDA) đã tài trợ khoảng 160 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Chương trình này nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực lâu dài tới sự phát triển của các chuỗi giá trị định hướng xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia được hoàn ứng 25 - 75% chi phí đào tạo nông dân, hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị dành cho xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn và chế biến sau thu hoạch.
Nhờ những thành công của dự án, đến nay các đối tác khác đã đầu tư thêm 447 tỷ đồng Việt Nam cho các hoạt động của GCF.
Dự án đang xây dựng 16 chuỗi giá trị: nông lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt, thủy sản, ca cao, cà phê, hoa, trái cây, thủ công mỹ nghệ, thảo dược, hạt tiêu, lạc, gạo, Sellac, chè, du lịch, rau. Có 49 tiểu dự án can thiệp từng phần vào chuỗi giá trị nông sản, điển hình như: Nuôi cấy mô để sản xuất các giống năng suất cao; chứng nhận chất lượng, giảm thất thoát sau thu hoạch, đào tạo, phát triển thị trường xuất khẩu...
Các dự án này đến nay đã tạo ra 22.828 việc làm, tập huấn kỹ năng mới cho 52.540 người, tăng giá trị xuất khẩu nông sản thêm 3.391 tỷ đồng Việt Nam. Thông qua đó, tăng thu nhập cho các hộ nông dân tham gia từ 10-200%.
Theo các chuyên gia, việc tạo lập được các chuỗi giá trị nông sản thành công không chỉ có giá trị tức thời, ngắn hạn, mà còn tạo tiền đề để mở rộng ra nhiều chuỗi giá trị nông sản ở nhiều địa phương khác.
Theo ông Javier Ayala - Giám đốc Điều hành Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam nêu mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp (IB), có nhiều rào cản đối với doanh nghiệp khi kinh doanh cùng người thu nhập thấp. Đó là, doanh nghiệp thiếu thông tin về nhu cầu của nông hộ thu nhập thấp, thiếu nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhận thức lệch lạc rằng, nông dân nghèo vì không chăm chỉ. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường không sẵn sàng dùng tiền của mình để kinh doanh cùng người thu nhập thấp.
Vì vậy, nguyên tắc các bên phải cùng có lợi là cách duy nhất để lôi kéo các doanh nghiệp vào kinh doanh cùng với người thu nhập thấp. Muốn vậy, cần phải có các nhà đầu tư lớn, các tổ chức tài trợ đem tiền vào tài trợ những hoạt động ban đầu để “mồi” các doanh nghiệp tham gia.
Ông Buddhika Samarasinghe, chuyên gia của Nathan Associates London cho rằng, muốn giúp nông hộ và doanh nghiệp nhỏ thoát khỏi những thất bại trong kinh doanh, cần khắc phục trở ngại về tài chính và thông tin, liên kết một số lượng lớn các nhà sản xuất, các liên kết cần dựa trên sự tin tưởng hơn là các hợp đồng giao dịch. Cần phải liên kết nông dân nghèo với doanh nghiệp để nhận chuyển giao công nghệ làm giảm chi phí sản xuất, thiết lập mô hình kinh doanh mới, thiết lập sản phẩm hoặc quy trình mới.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền