Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/12/2018 - 06:23
(Thanh tra)- Với trên 40 sản phẩm có thế mạnh, nhiều hộ dân ở các xã có sản phẩm đặc sản, đặc thù tại Hải Phòng tích cực tham gia các hợp tác xã và triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Quận Đồ Sơn là địa phương thành công trong hỗ trợ bà con phát triển thương hiệu cá thu một nắng Đồ Sơn và táo Bàng La. Đây cũng là 2 sản phẩm Hải Phòng chọn đưa vào chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”.
Để có thương hiệu tốt, Phòng Kinh tế Hạ tầng quận Đồ Sơn và Hội Nông dân quận Đồ Sơn đồng hành cùng người dân từ việc tập hợp các hộ sản xuất, hướng dẫn, kết nối xây dựng thương hiệu và giới thiệu sản phẩm. Khi cả 2 sản phẩm này đều đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ tập thể, người nông dân có đầu ra ổn định hơn.
Bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội Nông dân quận Đồ Sơn cho biết, năm 2018, có 46 hộ của vùng táo Bàng La tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy sản Bàng La và sở hữu thương hiệu tập thể táo Bàng La. Các ngành chức năng đã hỗ trợ người nông dân trồng táo theo quy trình VietGAP, đóng gói, dán tem mác sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường.
Nhờ có thương hiệu, giá táo Bàng La ổn định, mang niềm vui đến cho người sản xuất và người tiêu dùng. Cũng từ việc có thương hiệu, táo Bàng La đã có chỗ đứng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố, không bị trà trộn với các loại táo khác.
Theo ông Nguyễn Đức Văn, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng Thủy sản Mắt rồng, hợp tác xã có 62 hội viên, quản lý 210 ha nuôi, mỗi năm sản xuất khoảng 3.000 tấn cá vược và 2.000 tấn cá trắm đen. Sản phẩm của hợp tác xã tiêu thụ tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh.
Năm 2017, TP Hải Phòng hỗ trợ hợp tác xã truy xuất nguồn gốc, dán nhãn sản phẩm. Đó là những bước đi đầu tiên để củng cố thương hiệu cho sản phẩm cá của Hợp tác xã Nuôi trồng Thủy sản Mắt rồng. Năm 2018, các hộ đã chủ động nuôi cá theo đúng quy trình VietGAP, giữ chất lượng sản phẩm và tích cực phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Đức Văn cho biết, sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong giai đoạn đầu rất quan trọng, vì khi đó người nông dân chưa biết nuôi con gì là thế mạnh, tìm thị trường ở đâu. Khi có thương hiệu, người sản xuất có “tấm giấy thông hành” để đi giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Thành công của Đồ Sơn, của Hợp tác xã Nuôi trồng Thủy sản Mắt rồng cũng là công thức chung trong thành công của các sản phẩm đặc sản, đặc thù tại Hải Phòng, đó là thương hiệu được giữ gìn, đầu ra ổn định, cuộc sống của người sản xuất khấm khá hơn.
Theo báo cáo sơ bộ về kết quả điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm”, Hải Phòng có 42 sản phẩm có thế mạnh; trong đó Cục Sở Hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp 36 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Hải Phòng đã cấp tem, mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho một số Hợp tác xã.
TP Hải Phòng cũng xây dựng chính sách hỗ trợ “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, hỗ trợ một lần cho 1 làng 50% kinh phí và không quá 1 tỷ đồng để đổi mới công nghệ, trang thiết bị, gắn nhãn mác, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Minh Thu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà