Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ninh Thuận: Hàng trăm hecta táo Tết hư hại, nông dân điêu đứng

Thứ sáu, 11/01/2019 - 14:26

(Thanh tra)- Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, số 9 và cơn mưa lớn kéo dài cuối tháng 12/2018 làm hàng trăm hecta táo của nông dân Ninh Thuận bị hư hại nặng. Các chủ vườn đành phải đem táo đổ cho dê, cừu ăn, người dân mất Tết.

Táo hư hại... bà con hái... đem đổ cho cừu ăn

Sáng 8/1, có mặt tại xã Phước Sơn, Phước Hậu, và Phước Thuận, huyện Ninh Phước ghi nhận thực tế về tình hình sản xuất của bà con nơi đây. Nhiều vườn táo của bà con đang trong thời kỳ thu hoạch đã bị vàng úa, thối rữa và rụng trái.

Để giữ lại giàn cành cho vụ sau, bà con huyện Ninh Phước phải đi hái trái hư đem cho dê, cừu ăn. Điển hình như gia đinh ông Phạm Ngọc Bông, ngụ thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn cũng đã bỏ công đi hái táo hư đổ cho gia súc ăn. Với giọng buồn rười rượi ông Bông nói: “3 sào táo nhà tôi hư hết rồi cậu ơi! Tất cả giàn quả đã bị hư hại 90%, hy vọng vớt vát lại vài đồng mua thịt cá chuẩn bị Tết”.

Còn bà Lê Thị Hương, ngụ thôn Ninh Quý 1 buồn bã cho biết: “Táo đang vào vụ Tết giá giao động từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, nếu thời tiết ổn định 2 sào của tôi có thể bán được 25.000.000 đồng. Do mưa tầm tã hơn 1 tháng nay nên táo của gia đình tôi mất 80%, giờ vớt vát thôi”.

Cách gia đình bà Hương khoảng 50 mét là vườn táo của gia đình anh Bùi Văn Huy (ngụ thôn Ninh Quý 1) cũng trong tình cảnh và hơn 1,5 sào nho của gia đình anh bị hư hoàn toàn. Anh Huy phải cho hàng xóm hái để đem về cho dê, cừu ăn. Anh Huy bộc bạch: “Hiện tại nếu không mưa vườn táo nhà tôi có thể thu hoạch được 6 tấn/sào, với giá bán hiện nay giao động từ 6.000 – 7.000 đồng/kg, Tết nay gia đình cũng kiếm được kha khá, nhưng bây giờ hư hết thế này thì không còn mặn mà Tết nữa”.

Trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sang, Chủ tịch UBND xã Phước Sơn cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, những diện tích táo đang cho trái thì sản lượng hư quá nhiều. UBND xã cũng đã kiến nghị cấp trên tạo điều kiện để hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật để bà con canh tác, giảm thiệt hại”.

Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận thì cho hay: “Trước tình hình thiệt hại như vậy, ngành nông nghiệp cũng chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai các giải pháp cho các địa phương tìm giải pháp khắc phục sau mưa lũ. Đồng thời, chúng tôi đã cử cán bộ các phòng chuyên môn, các trạm bảo vệ thực vật tỉnh, các huyện, thành phố, bám sát địa bàn, cùng chia sẻ, cùng trao đổi, hỗ trợ nông dân một số giải pháp khắc phục”.

Cũng theo ông Dũng, đối với cây ăn trái như nho, táo bị ảnh hưởng nặng do mưa kéo dài, sau mưa sẽ xuất hiện nhiều dịch bệnh. Trên cây táo bị bệnh ruồi đục quả, tiếp tục gây hại, rồi bệnh thối trái, rồi bệnh phấn trắng... tấn công gây hại. Còn cây nho hay gặp bệnh thái thư và một số bệnh khác như bệnh mốc sương, gây hại rất nặng. Do vậy, bà con chú ý thường xuyên ra kiểm tra vườn nho, táo cũng như theo dõi các bản tin, thông báo dướng dẫn của các ngành chức năng. Qua đó, bà con sử dụng thuốc trên các cây ăn quả làm sao vừa đảm bảo sản xuất, vừa hướng đến hàng nông sản, đảm bảo an toàn. Qua đó, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng.

Xuân Hướng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm