Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/05/2018 - 08:37
(Thanh tra)- Mặc dù không phải là mùa thuận nhưng hiện nay giá một số loại trái cây ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có giá bán thấp do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Điển hình như giá cam sành hiện nay được thương lái vào vườn tìm mua với giá trên dưới 12.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước phải trên 20.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, nguyên nhân giá cam mùa nghịch năm nay có giá thấp là do có quá nhiều nông dân mở rộng diện tích trồng cam và phần lớn diện tích được bà con cho ra trái mùa nghịch, sản lượng lớn trong khi tình hình tiêu thụ khó khăn dẫn đến giá giảm.
Còn đối với xoài cát chu, một loại xoài ngon và được trồng phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có giá bán tại vườn chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg. Đây là một trong 5 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... với giá bán rất cao nhưng hàng năm cứ gần tới mùa thu hoạch rộ là giá giảm mạnh và tiêu thụ chậm, gây rất nhiều khó khăn cho nông dân.
Riêng đối với cây sầu riêng vài tháng trước đây do sản lượng khan hiếm nên các thương lái vào tận vườn tìm mua với giá lên đến trên dưới 60.000 đồng/kg để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại giá sầu riêng các loại chỉ dao động ở mức từ 35.000 đồng - 40.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay sầu riêng chính vụ bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng dồi dào. Mặc dù đây cũng là giá khá cao giúp nông dân trồng sầu riêng thu hoạch có lãi cao nhưng trong thời gian tới khả năng giá sầu riêng còn tiếp tục giảm do bà con thu hoạch rộ, sản lượng tăng cao.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giá các loại cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh ở thời điểm thu hoạch chính vụ, thậm chí giảm giá trong mùa nghịch là do các địa phương mở rộng diện tích trồng cây ăn trái ồ ạt, không theo quy hoạch làm cho sản lượng dư thừa.
Mặt khác, phần lớn diện tích trồng chưa áp dụng các quy trình sản xuất sạch như GlobalGAP, VietGAP, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm... dẫn đến tiêu thụ khó khăn, giá bán giảm mỗi khi trái cây xuất khẩu gặp khó.
Theo Cục Trồng trọt, hiện đã có 5 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu tươi sang các thị trường khó tính là xoài, vú sữa, nhãn, thanh long và vải thiều với giá bán rất cao so với tiêu thụ nội địa. Trong thời gian tới, một số loại trái cây khác tiếp tục được xem xét để xuất khẩu tươi. Nếu nông dân các địa phương kết nối được với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu các loại cây ăn trái trên đáp ứng các yêu cầu của các thị trường khó tính thì tình hình tiêu thụ cây ăn trái sẽ gặp thuận lợi hơn, đồng thời thu nhập và lợi nhuận của nông dân sẽ được tăng cao.
Ngọc Thiện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà