Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ sáu, 14/10/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Thời gian qua, Quảng Ninh luôn xác định đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Giai đoạn “nước rút” ở những tháng cuối năm, tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để bứt tốc, hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Nhà thầu thi công tuyến đường trục chính khu đô thị Cái Rồng (Vân Đồn). Ảnh: TTTT
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, đến ngày 25/9, tổng kế hoạch chi đầu tư công năm 2022 sau điều chỉnh bổ sung là hơn 16.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng chi ngân sách địa phương. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hơn 570 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hơn 8.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 7.700 tỷ đồng...
Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công, tính đến ngày 25/9, toàn tỉnh giải ngân đạt 48,4% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao đầu năm. Đây là tỷ lệ đạt thấp so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 67,5%, cao hơn mức bình quân chung cả nước ước đạt 47%.
Điển hình, nhiều chủ đầu tư đã có những cách làm bài bản, khoa học; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc và có những giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, do vậy, đã có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao, như: Công ty Điện lực Quảng Ninh (100%); Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh (100%); Văn phòng UBND tỉnh (99,9%); Sở Thông tin và Truyền thông (100%); Ban Quản lý dự án trồng rừng Việt Đức (89,3%); Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập Quảng Ninh (100%); Vân Đồn (83,2%); Ba Chẽ (81,6%); Đầm Hà (80,8%); huyện Cô Tô và thị xã Quảng Yên đều đạt trên 70% kế hoạch được giao…
Kết quả trên cho thấy sự quyết tâm, cố gắng nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến địa phương và sự tích cực, trách nhiệm của các chủ đầu tư, đơn vị nhà thầu. Tuy nhiên, so với mục tiêu đến 31/12/2022 phải giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao, thì từ nay đến hết năm, nhiệm vụ đặt ra cho Quảng Ninh là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có những giải pháp thực sự căn cơ, đột phá.
Để giải “bài toán” này, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, những tháng cuối năm 2022, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư...
UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư; tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác đặc biệt về giải ngân. Tổ công tác này có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đề xuất các giải pháp tháo gỡ để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư có chất lượng, ứng với khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được nghiệm thu.
Các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư rà soát lại việc giải ngân tạm ứng sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng quy định; đôn đốc, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị, nhà thầu chây ỳ không đảm bảo việc huy động máy móc, nhân lực và chậm trễ trong việc triển khai thi công các dự án...
Đối với các dự án khởi công mới trong năm 2022 mà chưa thực hiện, tỉnh cũng yêu cầu phải khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đảm bảo khởi công trong tháng 11/2022 và đẩy nhanh tiến độ quyết toán các dự án đã hoàn thành.
Ngoài ra, Quảng Ninh cũng thực hiện việc công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng về tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị, địa phương để nhân dân thực hiện quyền giám sát; tổ chức tuyên truyền cho người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của từng dự án, bảo đảm công khai, minh bạch tạo sự tin tưởng và đồng thuận trong việc triển khai thực hiện…
Thời gian từ nay đến hết năm không còn nhiều, do vậy, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Quảng Ninh phải hành động quyết liệt, tích cực, trách nhiệm, có hiệu quả hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch; qua đó, góp phần thúc đẩy, giữ vững đà tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền