Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đông Hà
Thứ bảy, 17/05/2025 - 16:59
(Thanh tra) - Nhiều nhà khoa học cho rằng nếu có cơ chế chấp nhận rủi ro, họ sẵn sàng dấn thân, theo đuổi đam mê nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Nhiều người kỳ vọng chính sách mới sẽ sự “giải phóng” cho khoa học khỏi vòng kim cô thủ tục hành chính. Ảnh: Đ.H
Tư duy “không được thất bại” từng là một rào cản vô hình trong nghiên cứu khoa học, nhưng với Nghị quyết số 193/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, kỳ vọng về một chính sách mang tính đột phá đang dần trở thành hiện thực.
Mở đường cho đột phá trong thời kỳ chuyển đổi số
Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã chính thức được ban hành. Văn bản này mở ra nhiều quyền chủ động chưa từng có cho giới khoa học và các tổ chức nghiên cứu công lập.
Theo đó, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cũng như các cơ sở giáo dục đại học công lập, được phép thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do chính họ sở hữu hoặc được giao quản lý.
Viên chức làm việc tại các tổ chức này, bao gồm cả viên chức quản lý, cũng có thể trực tiếp góp vốn, tham gia điều hành hoặc làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức đó thành lập (hoặc cùng thành lập) để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Với trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu đơn vị, việc tham gia hoạt động doanh nghiệp phải có sự đồng ý từ cấp trên trực tiếp. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tạo cầu nối giữa nghiên cứu – thị trường – ứng dụng thực tiễn.
Một điểm đột phá quan trọng của Nghị quyết là quy định rõ ràng về việc chấp nhận rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể, tổ chức hoặc cá nhân nếu đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu mà gây ra thiệt hại, thì sẽ được miễn trách nhiệm dân sự.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu tổ chức chủ trì đã tuân thủ đúng quy định về quản lý nhiệm vụ, quy trình nghiên cứu và nội dung thuyết minh mà không đạt được kết quả như mong đợi, thì cũng không phải hoàn trả lại phần kinh phí đã sử dụng. Quy định này được kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực “phải có kết quả chắc chắn”, từ đó khuyến khích các nhà khoa học dám thử nghiệm những hướng nghiên cứu mới, đột phá hơn.
Để hỗ trợ triển khai chính sách, Nghị quyết ưu tiên cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước thông qua cơ chế quỹ, với các quỹ phát triển khoa học và công nghệ làm trung gian tài trợ. Việc lập dự toán và phân bổ kinh phí cũng được thực hiện theo cơ chế quỹ – thay vì cơ chế giao dự toán hành chính truyền thống – giúp tăng tính linh hoạt và chủ động trong giải ngân.
Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ, đồng thời kiểm tra, đánh giá để đảm bảo kinh phí được sử dụng đúng mục đích và đúng tiến độ. Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản của các đơn vị này cũng sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động giải ngân, tránh tình trạng lãng phí hoặc chậm trễ.
Đặc biệt, Nghị quyết cũng nêu rõ: “Ngân sách Trung ương được sử dụng để đầu tư, mua sắm, thuê, duy trì, vận hành, bảo trì các nền tảng số, hệ thống thông tin quy mô quốc gia, quy mô vùng… để các cơ quan, tổ chức khai thác dùng chung phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”. Việc đầu tư này nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên số, giảm trùng lặp và tiết kiệm chi phí ngân sách.
Khi cơ chế không còn là rào cản sáng tạo
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đánh giá cao những thay đổi từ Nghị quyết 193, cho rằng đây là bước tiến có ý nghĩa “tiếp thêm niềm tin” cho giới khoa học. Theo bà, nếu có cơ chế chấp nhận rủi ro rõ ràng, các nhà nghiên cứu sẽ bớt e ngại khi theo đuổi những đề tài mới mẻ, chưa có tiền lệ, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đi trước, dấn thân và dám sai.
“Nghiên cứu khoa học luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhưng nếu nhà khoa học không được bảo vệ khỏi những rủi ro chính đáng thì sẽ không ai dám vượt khỏi vùng an toàn để tạo ra những đột phá”, bà Lan chia sẻ và nhấn mạnh việc chấp nhận rủi ro không có nghĩa là thả lỏng kỷ luật tài chính, mà là tạo hành lang pháp lý để các nhà khoa học yên tâm cống hiến.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Khoát, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng thẳng thắn chỉ ra điểm nghẽn từng tồn tại trong quản lý nghiên cứu. Trước đây, nhiều nhà khoa học gặp khó khăn khi phải "gò" kết quả vào cam kết ban đầu chỉ để qua được bước nghiệm thu. Việc này không chỉ cản trở sáng tạo, mà còn khiến những phát hiện giá trị bị bỏ qua”.
Theo ông Khoát, nếu nhà nghiên cứu được quyền điều chỉnh một số nội dung, phương pháp, hóa chất, sinh phẩm... theo thực tiễn mà không phải làm lại hồ sơ xin duyệt từ đầu, thì hiệu quả nghiên cứu sẽ cao hơn, rủi ro giảm và vẫn đảm bảo đúng mục tiêu. Đây chính là sự “giải phóng” cho khoa học khỏi vòng kim cô thủ tục hành chính.
"Nếu các nhà nghiên cứu được chủ động điều chỉnh một số nội dung, phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, thay đổi hóa chất, sinh phẩm…theo thực tế mà không cần trải qua quy trình hành chính phức tạp, nghiên cứu sẽ đạt hiệu quả cao hơn, rủi ro giảm thiểu, đồng thời vẫn đảm bảo đúng mục tiêu và kinh phí tài trợ", Tiến sỹ Nguyễn Xuân Khoát chia sẻ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng. Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha bố trí tại các vị trí không liền kề, bao gồm các khu chức năng: Sản xuất, logistics; thương mại - dịch vụ; công nghiệp công nghệ số, công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật.
T. Minh
(Thanh tra) - Trong 4 ngày đàm phán, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng về các vấn đề quan tâm của mỗi nước thể hiện trong Tài liệu phản hồi mà Việt Nam đã gửi cho Hoa Kỳ, đồng thời dành thời gian lắng nghe các phân tích, giải trình hướng đến giải pháp phù hợp mà 2 bên có thể chấp nhận được.
Thanh Giang
Thanh Giang
Chu Tuấn
T. Minh
An Khang
Trọng Tài
T. Minh
Hương Giang
Hương Giang
Thái Hải
Phương Anh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trung Hà
Chính Bình