Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 15/12/2013 - 07:47
(Thanh tra) - Với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn…
Việc hình thành những cánh đồng mẫu lớn không ngoài mục đích đưa nhanh tiến độ phát triển nền nông nghiệp nước nhà và gia tăng giá trị thu nhập cho nhà nông
Nhiều năm qua, dù nông nghiệp đã có nhiều bước tiến, nhiều mặt hàng nông sản, nhất là lúa gạo, đã mang lại nguồn thu đáng kể trong việc cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên, đúc kết một chặng đường cất cánh của nông nghiệp, nông thôn vẫn thấy còn đó nhiều manh mún, phân tán. Điều này, đồng nghĩa với lợi nhuận của nông dân chưa như ý muốn, nhiều bộ phận, khu vực nông dân vẫn còn nhiều vất vả… Việc hình thành những cánh đồng mẫu lớn không ngoài mục đích đưa nhanh tiến độ phát triển nền nông nghiệp nước nhà, và gia tăng giá trị thu nhập cho nhà nông.
Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp (DN), tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các hình thức hợp tác, liên kết bao gồm: Hợp tác liên kết giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, DN với nhau được thực hiện bằng các hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào gắn với sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn.
Cũng theo ý nghĩa này, để thực hiện thành công chương trình này, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định hỗ trợ, tạo thêm nhiều ưu đãi cho các thành phần tham gia chương trình.
Theo đó, từ 10/12/2013, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ người trực tiếp làm ra sản phẩm nông sản, lúa gạo cũng được quan tâm hơn trong hoạt động sản xuất. Khi hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận, thì nhà nông được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin miễn phí về thị trường liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn; được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn. Ngoài ra, kinh phí lưu kho tại DN, thời hạn tối đa là 3 tháng trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản, cũng được hỗ trợ 100%.
Với DN có hợp đồng trực tiếp, hoặc liên kết với các DN khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với mua nông sản của hộ nông dân, hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn; có vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và có hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh theo hợp đồng… khi được Nhà nước giao đất, hoặc cho thuê đất thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn DN được miễn tiền sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất.
DN còn được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn. Trong tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học… cũng được hỗ trợ tối đa 50% kinh phí. Đồng thời DN còn được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản, hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.
Đối với tổ chức đại diện của nông dân, khi có hợp đồng thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất, hoặc tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn, cũng được hưởng nhiều ưu đãi.
Theo đó, được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản, hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; được hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các thành viên; và được hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo, và 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.
Cùng với những hỗ trợ từ chủ trương này, những kỳ vọng nâng tầm giá trị hạt gạo, nâng cao thu nhập nhà nông cũng cho thấy nhiều quyết tâm hơn, khi mà vừa mới đây, việc xác định mục tiêu phát triển liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao, phù hợp quy mô sản xuất đến năm 2015 đạt 400 nghìn ha/năm, đến 2020 là 2 triệu ha/năm, gieo trồng chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, và Bắc Trung bộ, đạt sản lượng khoảng 15 triệu tấn lúa, chiếm 1/3 sản lượng lúa cả nước cũng đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có quyết định phê duyệt đề án “Sản phẩm lúa gạo Việt nam chất lượng cao, năng suất cao”. Qua đó, nâng cao thu nhập của người trồng lúa trên đơn vị diện tích gieo trồng thông qua việc tăng giá trị sản phẩm lúa gạo đến năm 2015 tăng 20% và đến 2020 là 50%, so với thu nhập bình quân của năm 2013. Hoàn thiện chuỗi sản xuất tiêu thụ lúa gạo, hỗ trợ một số DN xây dựng thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu; nâng cao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đến 2020 tương đương với gạo Thái Lan trong cùng nhóm chất lượng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà