Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/12/2016 - 07:58
(Thanh tra) - Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, khu vực FDI tồn tại gần như là một ốc đảo trong nền kinh tế Việt Nam. Để thúc đẩy kết nối khu vực kinh tế tư nhân với khu vực FDI, quan trọng là phải nâng cấp doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa...
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với cộng đồng DN. TPP đang trắc trở, xu hướng chống toàn cầu hóa đang gia tăng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ập tới… Những nhân tố đó có thể dẫn tới sự đảo chiều của thương mại và đầu tư quốc tế, ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi, có độ mở cao, coi xuất khẩu, đầu tư nước ngoài là những động lực tăng trưởng chính như Việt Nam.
“Trong bối cảnh đó, yêu cầu đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi dậy nội lực, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và kết nối được khu vực này với các chuỗi giá trị toàn cầu, với các FDI chính là chìa khóa của sự phát triển bền vững”, ông Lộc nhấn mạnh.
+ Theo đánh giá của VCCI, sự kết nối giữa DN trong nước với DN FDI đang mờ nhạt. Những yếu tố nào được nhìn nhận là mờ nhạt, thưa ông?
- Phải nói rằng, thời gian qua, chúng ta rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng chúng ta không đạt được hiệu quả tạo ra sự lan tỏa về công nghệ của khu vực FDI.
Thực tế, khu vực FDI tồn tại gần như là một ốc đảo trong nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân không kết nối được với khu vực FDI.
Điều đó một phần do chính sách của chúng ta chưa thực sự khuyến khích cho xu hướng kết nối. Các DN nhỏ và vừa Việt Nam chưa đạt được các chuẩn mực toàn cầu nên không có khả năng kết nối. Trong khi, bản thân các DN FDI cũng chưa thực sự có động thái tích cực để kết nối với DN trong nước.
+ Vậy làm thế nào để thúc đẩy sự kết nối, thu hẹp ranh giới giữa hai cộng đồng DN trong nền kinh tế Việt Nam?
- Điều hết sức quan trọng là phải nâng cấp các DN nhỏ và vừa Việt Nam để đạt tới chuẩn mực quốc tế về cả quản trị, công nghệ và trách nhiệm xã hội. Tính minh bạch, liêm chính, bảo vệ bản quyền… là những yêu cầu tối thiểu của quốc tế mà các DN Việt Nam cần đáp ứng.
Vì vậy, cần phải có một chương trình hỗ trợ thông qua các thông tin, tư vấn để DN Việt Nam có thể nâng cấp quản trị DN. Kèm theo đó, là một chương trình hỗ trợ kết nối DN trong nước với các tập đoàn xuyên quốc gia.
Tôi nghĩ rằng, trong quá trình này, hạt nhân của chương trình kết nối chính là công ty xuyên quốc gia với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò trung gian là các hiệp hội.
+ Chúng ta thường nói đến câu chuyện ưu đãi về thuế, đất đai… Có ý kiến cho rằng, khi bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, Nhà nước cần đưa ra những hỗ trợ thực chất hơn?
- Những biện pháp ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về tiền bạc tỏ ra không có hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
Ưu đãi, hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa là nâng cao năng lực của họ thông qua việc tăng cường cung cấp thông tin, đào tạo để nâng cao năng lực quản trị, cải cách hệ thống giáo dục để nâng cao chất lực nguồn nhân lực hoạt động trong DN, tăng cường các hoạt động xúc tiến và kết nối.
Tôi nghĩ, biện pháp hỗ trợ có tính chất kỹ thuật như vậy sẽ giúp nâng cao năng lực cho các DN nhỏ và vừa thực chất hơn trong việc kết nối chuỗi giá trị toàn cầu chứ không phải sự hỗ trợ về tiền bạc.
+ Một vấn đề khác là môi trường trong các dự án đầu tư đã trở thành bài học không chỉ đối với Nhà nước, xã hội mà còn đối với cả bản thân các DN. Áp lực về môi trường đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án như thế nào?
- Môi trường và bảo vệ môi trường là điều kiện cốt lõi để phát triển bền vững, nhưng đây cũng là vấn đề thể hiện sự quan ngại của cộng đồng DN. Trước những sự cố môi trường vừa qua, cộng đồng DN rất đồng tình với chủ trương tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển.
Tôi nghĩ rằng, các DN có những vi phạm trong pháp luật bảo vệ môi trường cần phải chịu những chế tài và trừng phạt hết sức nghiêm khắc. Chính phủ cũng phải có các biện pháp để thực hiện cam kết, bảo đảm sự tin cậy của môi trường đầu tư kinh doanh.
Thông điệp này rất là quan trọng và cũng là áp lực rất lớn. Nhưng mọi người vừa phải tuân thủ pháp luật vừa phải giữ niềm tin trong đầu tư kinh doanh, đó là yêu cầu sống còn của môi trường kinh doanh lành mạnh.
+ Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình