Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 28/12/2013 - 09:26
(Thanh tra) - Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế vừa có Hội nghị Quán triệt và hướng dẫn triển khai chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) đến năm 2020.
FTAs mở ra nhiều cơ hội xúc tiến thương mại cho Việt Nam thời gian qua.
Chủ động với FTAs
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế - Thương mại quốc tế, trong bối cảnh thế giới hiện nay, xu thế của hội nhập kinh tế diễn ra trên tất cả các bình diện: Toàn cầu, khu vực và song phương với các hình thức hết sức đa dạng, cấp độ ngày càng sâu; và xu thế liên kết khu vực và song phương tạm thời nổi trội hơn liên kết toàn cầu.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN tham gia 6 FTA khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA) và có 2 FTA song phương (VJEPA với Nhật Bản và FTA Việt Nam - Chi Lê) với phạm vi tự do hóa khác nhau. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan, các nước EFTA và Hàn Quốc.
Việc tham gia hội nhập ngày càng sâu và ký kết các hiệp định tự do trên đã góp phần đưa thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA đã tăng cao, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu.
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương Bùi Huy Sơn cho biết, việc tham gia FTAs đã góp phần mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng tương ứng 30,7% và 27%, sang Nhật bản là 39,5% và 25%, Trung Quốc là 52% và 17%, sang Hàn Quốc là 52,5% và 18%.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành “thị trường tiềm năng” cho xuất khẩu hàng hóa của các nước tham gia FTAs khi nhập khẩu cũng có những diễn biến tăng trưởng nhanh sau khi nước ta gia nhập WTO và ký kết FTAs.
Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN và Hàn Quốc. Nếu như năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD và đến năm 2012, kim ngạch nhập siêu đã lên đến 16 tỷ USD. Đối với Hàn Quốc, tốc độ tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc cũng tăng từ mức trung bình 13,6% giai đoạn 2003 - 2006 lên 21,8% giai đoạn 2007 - 2010.
Cần tận dụng tốt FTAs
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thời gian qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết các cam kết FTAs. Bởi lẽ, có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vốn đã hưởng mức thuế suất thấp hoặc 0% như nguyên liệu thô, nông sản… Trong khi đó, các mặt hàng máy móc, thiết bị, điện tử là đối tượng được hưởng ưu đãi còn chiếm tỷ trọng thấp trong xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí, thủ tục hành chính để xin cấp C/O còn phức tạp, mất thời gian.
Mặt khác, doanh nghiệp không cập nhật được hoặc không nắm được lộ trình xóa bỏ thuế quan trong FTAs. Một số nhà sản xuất, nhà xuất khẩu còn không nắm được các tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, công đoạn gia công chế biến cụ thể mà chỉ biết tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng truyền thống. Vì vậy, việc tận dụng tốt các ưu đãi và cơ hội phát triển do FTAs đem lại là điều rất quan trọng.
Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 22-NĐ/TW ngày 13/5/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế: “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế”.
Bộ Công thương với tư cách đầu mối trong đàm phán và triển khai FTAs cần tận dụng tốt hơn các lợi ích đem lại từ các hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương với các nước để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng tầm quan hệ thương mại, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủy Thụy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành