Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/04/2015 - 10:45
(Thanh tra)- Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước tác động của tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) tăng, đồng euro giảm và giá xăng dầu, giá điện trong nước tăng. DN xuất khẩu đang tìm cách vượt khó như thế nào?
Tỷ giá USD và euro biến động cùng với giá xăng dầu, điện trong nước tăng đang là “gánh nặng” cho các DN xuất khẩu. Ảnh: Trần Quý
Phát biểu tại cuộc Tọa đàm “Hỗ trợ DN mở rộng thị trường” vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Thăng, Giám đốc Điều hành Cty Cổ phần May Đáp Cầu nhận định: Với nhiều đơn hàng xuất khẩu đã được đàm phán và ký kết về giá từ trước, việc tăng giá nguyên liệu đầu vào khiến nhiều DN có nguy cơ mất lãi và giảm sức cạnh tranh của hàng hoá.
Ông Thăng phân tích, với một DN vừa và nhỏ, mỗi tháng doanh thu đạt khoảng 30 tỷ đồng, thì chi phí sử dụng điện mà DN đó phải bỏ ra mất khoảng 400 triệu đồng, nay sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu tiền điện/tháng (tương ứng với khoảng hơn 1,2% cơ cấu giá thành sản xuất). Tuy nhiên, chi phí vận chuyển lại chiếm tỷ lệ khá cao từ 5 - 10% trong chi phí giá thành sản xuất, nên việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng cao, đã tạo nên tác động “kép” đến chi phí giá thành sản phẩm. Do đó, việc xăng dầu và ngoại tệ biến động đã tạo gánh nặng cho DN, nhất là các DN xuất khẩu. Trong khi đó, các đơn hàng của hầu hết các DN đã được ký kết, đàm phán về giá ổn định đến hết quý III, thậm chí là cả năm 2015, nên rất khó thay đổi đơn giá. Không điều chỉnh được giá bán, nhưng giá đầu vào lại liên tục tăng, sẽ khiến hiệu quả kinh doanh của DN giảm sút.
Trước những biến động về tỷ giá và giá điện, giá xăng dầu trong nước tăng, nhiều DN đã chủ động tìm mọi phương thức để tiết giảm chi phí, giảm gánh nặng lên giá thành sản phẩm, như: Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới, sử dụng công suất điện ít hơn, triển khai thực hiện để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa tiết giảm chi phí nhiên liệu. Tuy nhiên, để đầu tư trang thiết bị đòi hỏi vốn lớn, không phải DN nào cũng đủ tiềm lực. Cho nên, với các DN vừa và nhỏ, đa phần đành phải hướng đến điều chỉnh về thời điểm sử dụng động cơ sản xuất, chiếu sáng hợp lý và điểu chỉnh, sắp xếp khung giờ hoạt động sao cho phù hợp, tiết giảm một cách cao nhất chi phí để có lãi.
Hiện, các DN đang có gắng tìm kiếm thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực để đón đầu cơ hội từ việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, song với giá thành ở mức cao, do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm sẽ khó có thể cạnh tranh tốt.
“Sự phục hồi của nền kinh tế còn khá yếu ớt, nên việc tăng giá các chi phí đầu vào có thể khiến sự phục hồi này càng mong manh. Điều này cũng sẽ hạn chế phần nào nỗ lực kích cầu thông qua các biện pháp giảm, giãn thuế cùng hàng loạt chính sách khác của cơ quan quản lý Nhà nước” , Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết.
Theo dự báo, xu hướng USD tăng giá so với các đồng tiền trên thế giới vẫn còn tiếp tục trong năm 2015, nên các DN cần quản lý rủi ro tỷ giá cẩn trọng và đảm bảo tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài việc chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ được đơn hàng, DN càng phải tính toán và siết chặt chi phí sản xuất để có giá thành ở mức tốt nhất, mới mong cạnh tranh với các quốc gia có cùng năng lực xuất khẩu như Việt Nam. Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, các DN cần linh hoạt điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu nếu không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào đó.
Theo chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, ngành Xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể hạn chế ảnh hưởng từ việc biến động tỷ giá và giá xăng dầu, giá điện tăng như: Các DN biết đa dạng hóa đồng tiền thanh toán, đa dạng hóa thị trường, hạ chi phí sản xuất để hạ giá thành xuất khẩu, tăng cường marketing…
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà