Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/12/2015 - 07:35
(Thanh tra) - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới là lời hứa, chưa phải thực tế, trong khi doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang ngày càng nhỏ đi. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, DN tư nhân vẫn “cô đơn” và đang đứng “ngoài lề”, chưa kết nối được với các chuỗi giá trị toàn cầu…
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh; TN
+ Việt Nam đã, đang hội nhập quốc tế sâu rộng, điều này đặt ra phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN “nội” để không bị “nhỏ dần rồi biến mất”, thưa ông?
- Những năm gần đây, chúng ta có một cộng đồng DN tư nhân trong nước phát triển khá mạnh mẽ, đông đảo, nhưng chưa mạnh, so với nhu cầu hội nhập còn rất hạn chế.
Đăng ký đầu tư và đăng ký DN sẽ thông thoáng, minh bạch tối đa
Ông Davis W. Carter, đại diện Hiệp hội DN Úc tại Việt Nam nhấn mạnh, Luật Đầu tư và Luật DN được soạn thảo trên cơ sở thu thập ý kiến từ các nhà đầu tư song sẽ không hiệu quả nếu không có các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, tất cả 6 nghị định cùng 3 thông tư hướng dẫn 2 luật trên đều đã ban hành, không còn “nợ” một văn bản nào. Trước lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về cơ chế kiểm soát quy trình đăng ký đầu tư và đăng ký DN, Bộ trưởng Vinh cam kết sẽ thông thoáng và minh bạch tối đa.
+ Tại Diễn đàn DN Việt Nam cuối kỳ 2015 vừa diễn ra, ông nhận định rằng, DN tư nhân trong nước vẫn “cô đơn”. Tại sao lại có tình trạng này?
- Các chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ chưa đủ mức, chưa đủ tầm cả về nguồn lực và mô hình hỗ trợ nên thực sự chưa khuyến khích được DN vừa và nhỏ lớn lên. Cho nên, thời gian qua, DN vừa và nhỏ chủ yếu vận động bằng chính nội lực của mình.
Ở khía cạnh khác, các DN FDI vào Việt Nam vẫn tồn tại như những ốc đảo trong nền kinh tế Việt Nam. Các DN vừa và nhỏ Việt Nam không trở thành đối tác địa phương và không tham gia vào các chuỗi giá trị của DN FDI. Chúng ta xuất khẩu rất nhiều, nhưng 70% là do các DN FDI. Linh kiện của các DN FDI cũng đều nhập khẩu từ nước ngoài, có những mặt hàng chiếm đến 90%, chứ không phải từ nguồn cung của các DN nội địa Việt Nam.
Nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển, có nghĩa giá trị gia tăng đạt được của nền kinh tế Việt Nam rất thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, DN Việt Nam đang đứng ngoài lề của sự phát triển, đứng ngoài lề của quá trình hội nhập, đứng ngoài lề của các chuỗi giá trị toàn cầu. DN vừa và nhỏ Việt Nam “cô đơn” chính là như vậy. Họ không kết nối được với các DN FDI và cũng chưa kết nối được với các DN lớn của nền kinh tế.
+ Vậy làm thế nào để DN vừa và nhỏ hết “cô đơn”, cũng như nâng cao năng lực cạnh trạnh, thưa ông?
- Chính sách của Chính phủ hỗ trợ DN vừa vào nhỏ nên theo chuỗi trong các ngành và lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh chứ không nên là những hỗ trợ cá biệt; tiếp tục đơn giản hóa tối đa các điều kiện kinh doanh và vận hành DN. Bên cạnh đó, cần có các chương trình cho vay vốn hiệu quả và các biện pháp ưu đãi đồng thời khẩn trương đưa các quỹ phát triển vào hoạt động như quỹ DN nhỏ và vừa, quỹ đầu tư tư nhân…
Nhưng quan trọng nhất, DN nhỏ và vừa phải đạt được chuẩn mực toàn cầu. Quy mô quan trọng, nhưng chuẩn mực toàn cầu còn quan trọng hơn. Nhỏ mà đạt được chuẩn mực thì vẫn tham gia được chuỗi gia trị toàn cầu, lớn mà không đạt được chuẩn mực cũng không kết nối được.
+ Xin cảm ơn ông!
DN “nội” trong chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu lao động thấp
Hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng kim ngạch thương mại cũng như tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chẳng hạn như với TPP, xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng gần 30% khi hiệp định được thực thi và GDP đến năm 2025 có thể tăng 10%; hoặc nếu EVFTA có hiệu lực, GDP có thể tăng hơn 15% và giá trị xuất khẩu sang EU có thể tăng gần 35%.
Bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội DN Mỹ bày tỏ, 2/3 xuất khẩu của Việt Nam đang nằm trong tay DN FDI, còn sự đóng góp của DN “nội” trong chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu là lao động tay nghề thấp.
“Chính phủ Việt Nam phải có kế hoạch hành động cụ thể để phát triển, thúc đẩy DN vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các cơ quan quản lý cũng cần phối hợp hiệu quả với cộng đồng DN hàng tháng và hàng quý để đánh giá tiến độ quá trình hợp tác và tháo gỡ khó khăn”, bà Sherry Boger nói.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà