Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp kêu trời vì thiếu nguyên liệu!

Chủ nhật, 23/02/2014 - 10:01

(Thanh tra) - Chuyến thực tế đầu năm đến với các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy, hải sản ở miền Trung của phóng viên đã ghi nhận nhiều điều không bình thường: Có rất nhiều đơn đặt hàng với khối lượng lớn thủy, hải sản, nhưng các DN không đủ nguyên liệu để chế biến. Ở thời điểm này nhiều năm trước chưa hề diễn ra hiện tượng khác biệt này, mặc dù, biển vẫn đầy tôm cá. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Ảnh minh họa

Khác thường

Đà Nẵng là nơi có số lượng DN chế biến thủy, hải sản nhiều nhất miền Trung, có nhiều DN lớn với quy mô hơn 1.000 công nhân như: Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung, Công ty Thuận Phước... Các DN lớn thường có các bạn hàng lớn ở thị trường Mỹ, EU, Nhật; tuy các tiêu chí đưa ra khắt khe, nhưng giá mua cao hơn ở các thị trường khác, duy trì thương mại được với các thị trường lớn như vậy là điều rất quý. Nhưng, theo phản ánh của một số DN trên địa bàn thì họ đang đứng trước nguy cơ mất chữ “tín” với đối tác vì nhận được hợp đồng đặt mua hàng nhưng phía Việt Nam không có hàng bán. Vậy, phải chăng việc đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản đang gặp khó? 

Đầu năm Giáp Ngọ, ngư dân miền Trung ra khơi sớm và đánh bắt được nhiều thủy, hải sản, nhưng họ không bán cho nhà máy. Tàu thuyền về cập bến trong một ngày là có nhiều thương lái Việt Nam và Trung Quốc đã thu mua hết toàn bộ hải sản với giá cao gấp 2 đến 3 lần giá thị trường. Điều khác lạ là: Khách mua không phân biệt cá mới hay cá cũ, không khắt khe với chất lượng hải sản như trước đây. Anh Bùi Văn Quân chủ tàu cá cho biết: “Ngư dân chúng tôi chưa hề ký hợp đồng với các nhà máy tiêu thụ thủy, hải sản, cho nên ai mua giá cao hơn là chúng tôi bán. Một số chủ vựa cá ở Đà Nẵng trước đây thu mua hàng của chúng tôi cung cấp cho nhà máy, nay đã “cắt cầu” để đem hàng bán cho thương lái Trung Quốc”. Một số ngư dân tiết lộ rằng, chủ vựa nhận tiền từ các thương lái Trung Quốc sau đó cho các ngư dân vay hoặc ứng trước để họ đầu tư vào mua lưới, mua dầu... ra khơi. Khi thuyền về thì bán cá cho chủ vựa. Cách làm này linh hoạt hơn các nhà máy, vì nhà máy không đưa tiền trước cho ngư dân nên không giữ được nguồn khách hàng cung ứng ổn định. Ngoài các chủ vựa, một số thương lái Trung Quốc cũng đứng ra trực tiếp mua hàng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn hàng cung cấp cho các nhà máy đông lạnh ở Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung thiếu nguyên liệu trầm trọng. 

Một dấu hiệu không bình thường khác nữa, trước khi thương lái Trung Quốc thu gom thủy, hải sản với khối lượng lớn từ thời điểm sau Rằm tháng Giêng trở đi, vì khoảng thời gian từ tháng Giêng đến hết Tiết Thanh Minh bên Trung Quốc có nhiều đám cưới, nhiều lễ hội nên sức tiêu thụ thủy, hải sản tăng đột biến. Mặt khác, đây cũng là thời điểm các DN chế biến thủy, hải sản Trung Quốc tăng tốc sản xuất từ đầu năm, cho nên, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào vẫn thường xuyên xảy ra. Đó là lý do nguồn thủy, hải sản ở miền Trung đang bị thu gom xuất khẩu sang Trung Quốc đến cạn kiệt. 

Ngoài nguồn thủy, hải sản đánh bắt từ biển, các hộ gia đình, DN nuôi tôm nước lợ cũng được các thương lái Trung Quốc và chủ vựa ứng tiền đặt cọc trước để thu gom.

Doanh nghiệp gặp khó  

Để duy trì hoạt động của nhà máy và giữ tín nhiệm với bạn hàng, nhiều DN ở miền Trung buộc phải tìm đường nhập khẩu thủy hải sản từ Ấn Độ, Ecuador, Srilanka... với mức giá cao, phần lãi của DN không còn được hưởng là bao, nhưng công nhân có việc làm, các hợp động với đối tác vẫn được tôn trọng, đảm bảo tính pháp lý duy trì. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy, hải sản Việt Nam, năm Giáp Ngọ này dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản gần 7 tỷ USD. Đó là tín hiệu đáng mừng. Song, để kiếm đủ nguyên liệu cho các hợp đồng xuất khẩu thì việc quản lý nguồn nguyên liệu trong nước đang rất cần được các cơ quan chức năng hỗ trợ, tránh tình trạng tranh mua như hiện nay làm xáo trộn đến nguồn cung cho các nhà máy. 

Rõ ràng thị trường nguyên liệu cho ngành Thủy, hải sản đông lạnh đang  nóng lên và rất cần một trật tự mua bán nguyên liệu để hệ thống các nhà máy chế biến thủy, hải sản đông lạnh không đóng cửa trước dấu hiệu các thương lái đang lũng đoạn.

Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm