Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 15/06/2023 - 06:36
(Thanh tra) - Xử lý các vụ án xảy ra tại doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… để môi trường đầu tư trong sạch là cần thiết, nhưng cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, minh mạch thông tin để tạo niềm tin đầu tư kinh doanh, theo đại biểu Quốc hội.
Chính phủ yêu cầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; kiên quyết cắt giảm những thủ tục hành chính chính, điều kiện kinh doanh không còn phù hợp. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
Doanh nghiệp phải “sòng phẳng”, sai phải bị xử lý
Doanh nghiệp đang đứng trước rất nhiều khó khăn về đơn hàng; tiếp cận vốn vay; thủ tục hành chính… Tình hình kém lạc quan này cũng được phản ánh qua kết quả khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính) mới đây.
Những con số “đầy trăn trở” khi qua khảo sát thấy, 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh. 81,4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm nay.
Trong khi đó, việc điều tra một số vụ án tại doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, AIC… gây tâm lý lớn cho nhà đầu tư.
Rất nhiều kiến nghị, giải pháp cấp bách được đưa ra để gỡ khó cho doanh nghiệp như hoãn, giảm thuế; giảm mặt bằng lãi suất; cơ cấu tín dụng hợp lý; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…
Đặc biệt, doanh nghiệp đề xuất đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án để doanh nghiệp ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất kinh doanh; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp phải “sòng phẳng”, nếu làm trái pháp luật, lũng đoạn thị trường… phải bị xử lý nghiêm, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
“Xử lý nghiêm minh, môi trường đầu tư trong sạch thì nhà đầu tư mới vào, doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất, kinh doanh”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nói.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An phân tích, khi xử lý doanh nghiệp lớn sẽ có tác động đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư. Đây là điều không thể tránh khỏi, bởi nền kinh tế không đơn lẻ vài doanh nghiệp.
“Sai phạm của các tập đoàn, doanh nghiệp như FLC, Vạn Thịnh Phát… phải xử lý nghiêm, nhưng cần rành mạch. Cái gì là sai phạm của cá nhân, người đứng đầu, cái gì là sai phạm của doanh nghiệp, của tổ chức cần phải đánh giá rõ, để tránh xử lý doanh nghiệp lớn, làm ảnh hưởng đến thị trường chung”, ông An nêu quan điểm, “đánh chuột không để vỡ bình”.
Minh bạch thông tin, xử lý tin đồn thất thiệt
Cá nhân sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, nhưng doanh nghiệp phải tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, tạo công ăn việc làm, có lợi nhuận, đóng thuế…
Các đại biểu Quốc hội đồng tình với kiến nghị, cần phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án. Cũng có cái khó là “các vụ án này có quy mô phạm tội lớn, mang tính chuyên ngành, chuyên sâu, thủ đoạn tinh vi, câu kết với nhau, nên rất phức tạp”, ông Cường nhận định.
Vì vậy, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ngoài yếu tố chủ quan, cần tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp luật để làm tốt công tác giám định, định giá, bởi, có vụ án phải tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định, định giá.
Thêm nữa, quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật; kiểm soát tin đồn để không ảnh hưởng đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư.
“Tin đồn thất thiệt như nói ngân hàng sắp phá sản, khiến người dân rút tiền ồ ạt, có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng là cực kỳ nguy hiểm”, ông Cường nói.
Khi xuất hiện tin đồn, ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc định hướng thông tin rõ ràng. Đồng thời, kiểm tra, xác minh động cơ, mục đích, xử lý nghiêm người tung tin đồn để bảo vệ thị trường và môi trường đầu tư kinh doanh, theo ông Cường.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, quá trình điều tra, làm được đến đâu, mà công khai được, phải thông tin cho người dân biết. Điều này tạo niềm tin cho xã hội, không để những chuyện mơ hồ, nghi kị, tin đồn thất thiệt.
“Tôi từng phát biểu, chúng ta không được để nền kinh tế này bị bắt cóc bởi một vài doanh nghiệp, đó là điều nguy hiểm. Nền kinh tế phải công khai, minh bạch, có tính giải trình cao. Nhà nước phải rõ trong chính sách, còn doanh nghiệp phải thể hiện rõ đường hướng phát triển, mới tránh được những rủi ro pháp lý, đổ vỡ”, ông An cho hay.
Tránh rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp
Nói rõ quan điểm không bỏ lọt tội phạm, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
“Nếu hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, tác hại sẽ vô cùng lớn”, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Vì vậy, ông cho rằng, ngoài trách nhiệm bồi thường Nhà nước, phải xử lý nghiêm khắc cán bộ của cơ quan tố tụng hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế.
Vấn đề nữa, theo ông An, việc “bắt tay”, “móc nối” của khối tư nhân với cán bộ Nhà nước tạo nên những lợi ích nhóm, làm cho tham nhũng ngày càng “ghê gớm và phức tạp”. Để ngăn chặn, chúng ta ban hành nhiều quy định, liên quan đến đấu thầu, đầu tư công, thanh tra… nhưng vẫn có những “kẻ hở” để người ta “lách”.
“Cần có công cụ mạnh hơn để hạn chế tối đa, tránh biến tài sản công sang tài sản tư, mang lại lợi ích riêng cho một nhóm người”, ông An nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội này nói thêm, một trong những rào cản lớn với doanh nghiệp là thủ tục, điều kiện kinh doanh. Trước đây, nhiều bộ, ngành thông báo cắt giảm hàng trăm thủ tục, vậy thủ tục đó ở đâu ra mà cắt, giảm nhiều thế? Doanh nghiệp dễ thở hơn không?
Để gỡ khó và tránh rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, theo ông, cần cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính thực chất, chứ không chỉ số lượng. “Đừng đặt ra, vẽ ra thủ tục hành chính, bắt doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy. Quan điểm của tôi là Nhà nước phải có trách nhiệm, tạo thuận lợi để doanh nghiệp phát triển”, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An chia sẻ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân