Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Doanh nghiệp họ nói, chẳng cần gì, chỉ cần đừng thay đổi quy hoạch bất thình lình”

Hương Giang

Thứ sáu, 09/06/2023 - 16:36

(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc điều chỉnh quy hoạch là tất yếu, do yêu cầu thực tiễn, song phải quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục, thẩm quyền và chế tài để giám sát, tránh tùy tiện vì đây là lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, khiếu kiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tổ về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ảnh: P.Thắng

Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sau khi lấy ý kiến nhân dân, Quốc hội thảo luận tại các tổ, ngày 9/6.

Điều chỉnh quy hoạch “dễ xảy ra sai phạm, khiếu kiện”

Nêu ý kiến tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ việc lấy ý kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực chất, tránh chuyện lấy cho có, hình thức.

Dự thảo luật không nói rõ bao nhiêu phần trăm người dân được lấy ý kiến đồng thuận thì chính quyền được thông qua quy hoạch.

“Liệu có đạt 100% đồng ý không? Nếu không được 100% thì bao nhiêu phần trăm thì chính quyền ra được quyết định? Trong trường hợp lấy ý kiến, người dân không đồng ý thì sao?”, ông Vương Đình Huệ đặt vấn đề.

Chủ tịch Quốc hội còn lưu ý, dự thảo luật chưa quy định trường hợp người dân không đồng thuận thì xử lý thế nào. Từ đó, ông cho rằng, nếu không quy định cụ thể thì tính khả thi rất thấp, gây khó cho cả người điều hành tại địa phương.

Liên quan quy định về rà soát, điều chỉnh quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề nhiều tiêu cực, thời gian qua bị xử lý rất nhiều.

“Nếu không quy định kỹ thì khó vận hành, mà vận hành được thì chưa biết phải đầu hay phải tai”, ông Vương Đình Huệ nêu và dẫn chứng, tình trạng doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp rất sợ việc điều chỉnh quy hoạch bất thình lình, nay quy hoạch là đất nông nghiệp, mai lại thay đổi thành đất ở, thương mại dịch vụ nên không dám đầu tư.

“Doanh nghiệp họ nói: Chúng em chẳng cần chính sách gì, chỉ cần công bố quy hoạch đàng hoàng đi, đừng thay đổi bất thình lình là được”, Chủ tịch Quốc hội kể lại, khi ông còn ở Chính phủ làm Nghị định 57 về thu hút đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Ông nhấn mạnh, việc điều chỉnh quy hoạch là tất yếu, do yêu cầu thực tiễn song phải quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục, thẩm quyền và chế tài để giám sát, tránh tùy tiện vì đây là lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, khiếu kiện.

Định giá đất quy định như thế, sao Quốc hội yên tâm thông qua

Về nội dung định giá đất, Chủ tịch Quốc hội dẫn lại Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai yêu cầu rõ phải có phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.

Dự thảo luật quy định về vấn đề này lại giao Chính phủ quy định chi tiết về phương pháp định giá đất. “Quy định như thế này thì Quốc hội khó thảo luận” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo ông, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thì khó nhất là tài chính đất đai, còn trong tài chính đất đai thì khó nhất chính là giá đất. Cho nên, cần phải quy định cụ thể trong luật về nguyên tắc và phương pháp định giá đất để Quốc hội cho ý kiến.

“Như thế sẽ tường minh hơn, chứ chờ thông qua luật rồi Chính phủ mới đi xây dựng nghị định thì rất khó”, ông Vương Đình Huệ nói càng nhiều phương pháp càng khó xác định.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, “cái khó nhất” trong định giá đất là ở những khu vực giáp ranh ở cùng một tỉnh hay 2 tỉnh khác nhau, khi một bên là đô thị đặc biệt, một bên là đô thị thường, giá đất chênh lệch rồi sinh ra khiếu kiện.

“Quy định về định giá đất dự thảo luật bỏ đâu hết rồi, bảo giao Chính phủ quy định trong nghị định thì làm sao Quốc hội yên tâm thông qua? Quan điểm chúng tôi là Chính phủ quy định rõ nguyên tắc, phương pháp trong luật. Trí tuệ của toàn dân, Quốc hội và cả xã hội chắc chắn đóng góp tốt hơn. Còn hơn sau đó, Chính phủ vất vả đi làm việc này”, theo ông Vương Đình Huệ.

Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng dự thảo nêu "định giá đất theo nguyên tắc thị trường", là chưa đủ, vì không phải cái gì cũng theo thị trường.

Theo ông, dự thảo luật cần đưa ra phương pháp định giá đảm bảo tính ổn định tương đối trong một thời gian nhất định, để doanh nghiệp người dân có thể xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Cạnh đó, nếu doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh mà có tư tưởng đầu cơ, thì phải thu hồi.

Dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất phù hợp với giá trị thị trường quyền sử dụng đất, trong điều kiện bình thường.

Đến nay, dự thảo luật chỉnh sửa, bổ sung thành “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường”.  

Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, quy định như dự thảo luật về “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường” là chưa thực sự rõ ràng, chưa bảo đảm thể chế đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết số 18 của Trung ương.

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo là Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu chỉnh sửa để có quy định bảo đảm tính khả thi, bổ sung nguyên tắc định giá đất bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, phù hợp với Nghị quyết số 18 và rà soát, chỉnh sửa các quy định có liên quan bảo đảm nguyên tắc này; làm rõ “giá đất” hay “giá quyền sử dụng đất”; mối quan hệ giữa “giá đất” và “bảng giá đất”. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính

Cà Mau: Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác cải cách hành chính (CCHC); công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát được tăng cường; ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC từng bước được nâng lên. Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc…

Thùy Dương

09:04 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm